Thứ hai, 25 tháng 11 năm 2024

24 0C

Hà Nội

5 bài học rút ra từ quá trình triển khai đầu tư cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1

Thứ bảy, 09/09/2023 | 12:44
[G-News24/7] -Tin liên quan

Cao tốc Bắc - Nam nỗ lực thi công xuyên lễ 2-9

Quảng Bình: Cần hỗ trợ các hộ dân bị nứt nhà do thi công cao tốc Bắc - Nam

Bình Định: Cần thêm 740 tỷ đồng để bồi thường dự án đường cao tốc Bắc - Nam

Theo thông tin từ hội nghị, hiện dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, đoạn từ Ninh Bình đến Nghệ An đã thông xe đưa vào khai thác gồm 4 dự án thành phần, với chiều dài 171,85km, tổng mức đầu tư 27.353 tỷ đồng. Dự án đi qua địa phận 4 tỉnh: Nam Định 5,1km, Ninh Bình 24,4km, Thanh Hóa 98,8km, Nghệ An 43,5km.

Trong đó, đoạn Cao Bồ - Mai Sơn dài 15,2km, tổng mức đầu tư 1.607,4 tỷ đồng do Sở GTVT Ninh Bình làm chủ đầu tư đưa vào khai thác tháng 2-2022. Đoạn Mai Sơn - QL45 dài 63,37km, tổng mức đầu tư 12.918 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án (QLDA) Thăng Long làm chủ đầu tư, đưa vào khai thác tháng 4-2023.

Đoạn QL45 - Nghi Sơn dài 43,28km, tổng mức đầu tư 5.534,5 tỷ đồng do Ban QLDA2 làm chủ đầu tư và đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu dài 50km, tổng mức đầu tư 7.293,2 tỷ đồng do Ban QLDA6 làm chủ đầu tư cùng đưa vào khai thác tháng 9-2023.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Bộ GTVT, sự phối hợp của chính quyền và nhân dân các địa phương, sự nỗ lực của các đơn vị liên quan, dự án đã vượt qua nhiều thời điểm khó khăn, kịp thời hoàn thành các hạng mục là đường găng của dự án như: công trình hầm, cầu lớn, xử lý nền đất yếu... góp phần quan trọng đưa dự án vào khai thác đúng theo kế hoạch.

Tại hội nghị, Bộ GTVT cũng quán triệt 5 bài học kinh nghiệm đã được rút ra từ quá trình triển khai dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.

Một là, phải huy động sự vào cuộc tích cực, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương và toàn xã hội vì sự nghiệp phát triển chung của đất nước.

Hai là, cần bám sát thực tiễn, chủ động, kịp thời phát hiện các khó khăn, vướng mắc để đề xuất các giải pháp, các cơ chế, chính sách giải quyết theo hướng giảm thiểu các thủ tục hành chính và các khâu trung gian, tập trung trách nhiệm, rút ngắn thời gian thực hiện.

Ba là, công tác giải phóng mặt bằng luôn phải đi trước một bước.

Bốn là, các địa phương cần chủ động có kế hoạch khai thác, cung cấp đủ nguồn vật liệu theo tiến độ thi công của dự án

Năm là, các chủ đầu tư, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế và các nhà thầu phải phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, xây dựng kế hoạch, phương án thi công một cách khoa học, chi tiết, phù hợp điều kiện thực tế, huy động đầy đủ nhân lực, tài chính, máy móc thiết bị hiện đại, tổ chức thi công đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn.

BÍCH QUYÊN
g-news247