Đồ uống có đường như nước ngọt, đồ uống thể thao có thể khiến đường huyết tăng sau khi dùng. Soda, trà đá có đường, nước ép trái cây hầu như không chứa protein, chất béo hoặc chất xơ không tốt cho người bệnh tiểu đường.
Đồ uống có đường như nước ngọt, đồ uống thể thao có thể khiến đường huyết tăng sau khi dùng. Soda, trà đá có đường, nước ép trái cây hầu như không chứa protein, chất béo hoặc chất xơ không tốt cho người bệnh tiểu đường.
Sữa chua trái cây giàu vi khuẩn lành mạnh giúp cải thiện tiêu hóa, kiểm soát lượng đường trong máu. Một số loại sữa chua có thêm đường, trái cây, hương vị làm tăng lượng đường, carb có thể dẫn đến tăng đường huyết đột ngột. Người tiểu đường nên chọn sữa chua nguyên chất hoặc sữa chua nhẹ không thêm đường, không thêm gia vị, chất làm ngọt nhân tạo.
Sữa chua trái cây giàu vi khuẩn lành mạnh giúp cải thiện tiêu hóa, kiểm soát lượng đường trong máu. Một số loại sữa chua có thêm đường, trái cây, hương vị làm tăng lượng đường, carb có thể dẫn đến tăng đường huyết đột ngột. Người tiểu đường nên chọn sữa chua nguyên chất hoặc sữa chua nhẹ không thêm đường, không thêm gia vị, chất làm ngọt nhân tạo.
Rượu là đồ uống có cồn chứa nhiều carb. Người uống rượu khi đã ăn no, liều lượng vừa phải ít ảnh hưởng đến đường huyết hơn. Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến nghị phụ nữ trưởng thành không uống quá một ly, nam giới không uống quá hai ly mỗi ngày. Người bệnh tiểu đường nên hạn chế hoặc tránh hoàn toàn rượu bia, đồ uống có cồn.
Rượu là đồ uống có cồn chứa nhiều carb. Người uống rượu khi đã ăn no, liều lượng vừa phải ít ảnh hưởng đến đường huyết hơn. Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến nghị phụ nữ trưởng thành không uống quá một ly, nam giới không uống quá hai ly mỗi ngày. Người bệnh tiểu đường nên hạn chế hoặc tránh hoàn toàn rượu bia, đồ uống có cồn.
Khoai tây chứa nhiều carb hơn so với các loại rau không chứa tinh bột như bông cải xanh, súp lơ trắng, bắp cải, rau diếp. Ăn nhiều khoai tây lúc đói hoặc ăn quá nhiều cùng một làm tăng nguy cơ tăng đường huyết. Bữa ăn có thể kết hợp rau nhiều và ít tinh bột để phòng ngừa đường huyết tăng đột biến.
Khoai tây chứa nhiều carb hơn so với các loại rau không chứa tinh bột như bông cải xanh, súp lơ trắng, bắp cải, rau diếp. Ăn nhiều khoai tây lúc đói hoặc ăn quá nhiều cùng một làm tăng nguy cơ tăng đường huyết. Bữa ăn có thể kết hợp rau nhiều và ít tinh bột để phòng ngừa đường huyết tăng đột biến.
Hamburger nhiều calo hơn so với các loại bánh mì khác, nhiều đường và carbohydrate tinh chế. Người thường xuyên cao đường huyết nên hạn chế thức ăn nhanh này và thức ăn nhanh như khoai tây chiên, gà rán tẩm bột.
Hamburger nhiều calo hơn so với các loại bánh mì khác, nhiều đường và carbohydrate tinh chế. Người thường xuyên cao đường huyết nên hạn chế thức ăn nhanh này và thức ăn nhanh như khoai tây chiên, gà rán tẩm bột.
Anh Chi (Theo Everyday Health, WebMD)
Độc giả đặt câu hỏi về các bệnh nội tiết - đái tháo đường tại đây để được bác sĩ giải đáp.