Apple vẫn chưa thể khắc phục được lỗi gõ tiếng Việt iOS 16
Từ bản thử nghiệm đầu tiên của lỗi gõ tiếng Việt iOS 16 đã xuất hiện trên iPhone. Sau nhiều tháng, vấn đề lỗi gõ tiếng Việt ở iOS16 này vẫn chưa được Apple khắc phục, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng với các tác vụ soạn thảo.
Apple khắc phục chậm trễ lỗi gõ tiếng Việt iOS 16
Một số người dùng gặp lỗi gõ tiếng Việt iOS 16, bộ mã Telex trên iPhone sau khi nâng cấp iOS 16. Cụ thể, lỗi gõ tiếng Việt iOS 16 khi gõ từ đầu tiên của đoạn văn bản là một từ tiếng Việt (có các ký tự Â, Ă, Ê, Đ, Ư, Ô, Ơ hoặc có dấu), chữ sẽ bị nhảy sang dãy ký tự vừa điền. Ví dụ, khi người dùng gõ từ “đánh”, trên iPhone sẽ hiển thị thành “ddasnh”.
Trong khi đó, soạn thảo văn bản, nhắn tin là một tác vụ được thường xuyên sử dụng trên di động. Do đó, việc lỗi gõ tiếng Việt iOS 16 tồn tại trong thời gian dài gây gián đoạn trải nghiệm, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của người dùng.
Đáng nói, vấn đề lỗi gõ tiếng Việt iOS 16 này đã xuất hiện trên bản cập nhật iOS thử nghiệm đầu tiên, ra mắt từ ngày 7/6. Đến nay, đã hơn 4 tháng, Apple vẫn chưa giải quyết vấn đề lỗi gõ tiếng Việt iOS 16. Hiện tại, iOS 16 đã có bản beta thứ 6 và lần phát hành ổn định thứ 4. Tuy nhiên, nhiều người dùng tại Việt Nam vẫn phải sử dụng bàn phím bị lỗi gõ tiếng Việt iOS 16.
Để ứng phó tạm thời với lỗi gõ tiếng Việt iOS 16, người dùng phải dùng phải gõ thêm một ký tự, khoảng cách trước phần nội dung. Việc dùng bàn phím bên thứ 3 là một cách khác, có thể được sử dụng để giải quyết lỗi gõ tiếng Việt iOS 16 này. Tuy nhiên, trải nghiệm gõ phím trên công cụ mặc định của iPhone vẫn mang lại trải nghiệm quen thuộc và được hỗ trợ nhiều tính năng hơn.
Trước iPhone, bộ gõ tiếng Việt cũng từng nhiều lần gặp lỗi khó chịu trên máy tính Mac sau khi nâng cấp hệ điều hành. Phần mềm gõ tiếng Việt mặc định trên iPhone, MacOS cũng không hoàn toàn do Apple phát triển. Ông Phạm Kim Long, tác giả bộ gõ Unikey đã tặng công cụ này cho Apple vào năm 2006. Đến nay, tên ông Long vẫn có trên phần thông tin pháp lý, bản quyền của các hệ điều hành Apple.
Đây không phải lần đầu Apple ngó lơ lỗi phần mềm, để người dùng tự giải quyết. Năm 2020, nhiều chiếc iPhone sau khi nâng cấp lên iOS 14 bị quá nhiệt, hao pin dù không chạy tác vụ gì. Sau đó, vấn đề được tìm ra là do hệ điều hành không tương thích với phôi SIM cũ, có hình chữ V. Để giải quyết, người dùng phải đến nhà mạng để đổi sang SIM chữ U. Trong khi đó, Apple không có động thái hỗ trợ bằng phần mềm.