Tôi có con cháu bắt đầu học cấp ba, bài toán học Đại học hay học nghề không còn là việc để đến cuối cấp mới tính nữa mà phải cân nhắc ngay từ đầu cấp. Nếu nhắm theo hướng học nghề: chỉ cần học đủ, vừa phải, không cần học thêm, không cần học IELTS mà đăng ký học lớp hoặc tự học ngoài các khóa đào tạo nghề ngắn hạn trước, đồng thời đi làm việc theo giờ lấy kỹ năng, kinh nghiệm.
Sau khi hoàn thành tốt nghiệp THPT, có thể cho con đi học nghề ngay. Cha mẹ nào định hướng như vậy sẽ dành dụm được kha khá tiền bạc giúp con khởi nghiệp, giúp đỡ phương tiện đi lại sau khi hoàn thành cao đẳng nghề, cuộc sống gia đình cũng sẽ dễ thở hơn, không phải gồng mình đổ hết tiền cho con hay mượn nợ.
Còn nếu nhắm theo hướng Đại học thì cha mẹ phải bàn kỹ với con để động viên con cố gắng học, vì sẽ hao hụt kha khá tiền để theo việc học ngay từ đầu cấp (học thêm, luyện thi, học IELTS...), Đồng thời, cũng cần xác định tư tưởng rằng kiến thức Đại học hiện nay chưa đem lại giá trị tương xứng với số tiền bỏ ra và cũng không đảm bảo nghề nghiệp, không chỉ là học phí mà còn chi phí sinh hoạt, lấy bằng tin học, bằng tiếng Anh, chi phí đi lại (vì chạy học rất nhiều cơ sở và mất một thời gian lâu hơn để hoàn thành việc học).
>> Học nghề hay đại học?
Đó là còn chưa nói đến việc mang nợ khi ra trường nếu vay vốn đóng học phí, khả năng kiếm việc khi ra trường của sinh viên cũng khó khăn vì tình trạng "thừa thầy thiếu thợ", bạn sẽ thất nghiệp nếu bản thân không có gì vượt trội. Nhiều sinh viên khi đóng học phí xong nghĩ lại rút về vì không thể theo nổi Đại học cho thấy nếu bài toán này tính từ đầu cấp ba thì sẽ tối ưu hơn nhiều và giảm áp lực học cho học sinh ngay từ đầu.
Ngày nay, tôi thấy nhiều sinh viên phải đi vay vốn học Đại học, trung bình cũng khoảng 200 triệu đồng để ra trường. Nếu chỉ tính phần gốc thì với mức lương trung bình 15 triệu đồng một tháng sau khi tốt nghiệp, tiết kiệm 30 triệu đồng một năm, thì khoảng bảy năm mới trả hết được gốc, 10 năm mới trả hết cả lãi lẫn gốc.
Tóm lại, bài toán vay tiền học Đại học giờ mỗi người cần cân nhắc rất kỹ, nếu không, bạn sẽ chỉ cày lưng trả nợ mà quên luôn mình sẽ sống thế nào?
Nguyen PTT
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
- Nghịch lý 'thi vào 10 trượt lắm, thi đại học đỗ nhiều'
- 'Em tôi đóng 31 triệu đồng cho một kỳ năm nhất đại học'
- Bỏ đại học, vào trường nghề dù thi được 25 điểm
- 'Thợ dạy' ở đại học
- Lãng phí đại học khi bằng giỏi vẫn thất nghiệp
- 'Tốt nghiệp đại học bằng giỏi nhưng sao chẳng ai tuyển vào làm việc?'