Thứ năm, 28 tháng 11 năm 2024

24 0C

Hà Nội

Bangladesh sắp khánh thành đường sắt do Trung Quốc xây dựng

Thứ tư, 13/09/2023 | 03:01
[G-News24/7] -

"Đây là khoảnh khắc lịch sử", nhà lập pháp Bangladesh Saifuzzaman Shikhar ngày 11/9 nói. "Tôi đang đi qua cầu Padma bằng tàu. Đây từng là giấc mơ trong quá khứ của chúng tôi, nhưng bây giờ đã thành hiện thực".

bef9d834f8994aeab91ff0308db702-8679-6226-1694420733.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=NODmeHc3IjKNi156atItMA

Tàu chuẩn bị chạy thử trên tuyến đường sắt đi qua cầu Padma ở ngoại ô Dhaka ngày 7/9. Ảnh: Xinhua

Ông Shikhar nói đến chuyến đầu tiên trên tuyến đường sắt chạy qua cầu Padma. Dự án Liên kết Đường sắt cầu Padma (PBRLP), tuyến đường dài 172 km kết nối thủ đô Dhaka với Jashore, thành phố lớn nằm ở tây nam Bangladesh, được kỳ vọng thúc đẩy kết nối khu vực và phát triển kinh tế cho đất nước.

Bộ trưởng Đường sắt Bangladesh Nurl Islam Sujan cho hay Thủ tướng Sheikh Hasina sẽ khánh thành tuyến Dhaka-Bhanga nằm trong dự án vào ngày 10/10. Toàn bộ tuyến đến Rupdia, Jashore dự kiến hoàn thành vào năm 2024.

Khoảng 600 người, trong đó có Bộ trưởng Islam Sujan, cùng các quan chức cấp cao, nhà lập pháp, chính trị gia, nhà báo... đã chứng kiến chuyến tàu chạy thử khởi hành từ Ga Kamalapur ở trung tâm thủ đô Dhaka sáng 7/9, đi 80 km.

"Chúng tôi rất vui. Trung Quốc là đối tác quan trọng trong nhiều hoạt động phát triển của Bangladesh", Shikhar, nhà lập pháp đến từ quận Magura, phía tây nam đất nước, nói.

1531381293-8012-1694481384.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=W3DeN0lBMWnb_5qIcJAYkA

Tuyến đường sắt cầu Padma. Đồ họa: gonokantho

Cầu Padma cách thủ đô Dhaka khoảng 40 km về phía tây nam. Đây là cầu đa năng bắc qua sông Padma, phân lưu chính của sông Hằng ở Bangladesh. Cầu có hai tầng, tầng dưới là đường sắt khổ rộng một ray, tầng trên là đường cao tốc 4 làn xe. Cầu dài 6,1 km, rộng 21,1 km, là cầu đường sắt lớn nhất Bangladesh.

Tổng công ty Đường sắt Bangladesh là đơn vị phát triển dự án PBRLP trị giá 4,55 tỷ USD với sự hỗ trợ tài chính của Trung Quốc. PBRLP được chính phủ Bangladesh phê duyệt hồi tháng 3/2016. Bắc Kinh cung cấp 85% vốn thông qua Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, Bangladesh chịu trách nhiệm 15% còn lại.

Tập đoàn Kỹ thuật Đường sắt Trung Quốc (CREC) và 12 công ty con thuộc tập đoàn tham gia xây dựng PBRLP. Ngoài ra, dự án có sự tham gia của đơn vị thiết kế Mỹ và công ty giám sát xây dựng Bangladesh. Ringtech, nhà thầu Bangladesh, được CREC ký hợp đồng phụ để hoàn thiện cầu.

630dada32dcb43e6a15bf4f833739a-8903-2968-1694420733.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Gxl8l-mprXOH5cb5gvI_pw

Cầu đa năng Padma ở Munshiganj, ngoại ô Dhaka, Bangladesh, ngày 12/9/2021. Ảnh: Xinhua

Shi Yuan, giám đốc dự án đường sắt, cho biết "sau 5,5 năm thi công, chúng tôi đã hoàn thành đoạn đường ưu tiên của dự án". Các công nhân vẫy cờ Bangladesh và Trung Quốc, đốt pháo hoa khi đoàn tàu chạy qua một ga gần cầu Padma.

Shi cho hay đây một trong những dự án liên chính phủ và là một trong những dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất Bangladesh. Ông nhấn mạnh "chúng tôi rất vui và tự hào khi được tham gia vào một dự án quan trọng như thế này".

Hồng Hạnh (Theo Xinhua, Dhaka Tribune)

g-news247