Bánh canh ruộng cô Cúc là một trong những hàng bánh canh lâu đời và nổi tiếng ở Đà Nẵng. Quán đã phục vụ gần 20 năm, được nhiều người xa gần tìm đến. Quán nằm trên đường Bùi Dương Lịch, Sơn Trà, gần chân cầu Thuận Phước. Điều đặc biệt là dù tồn tại qua hàng chục năm, bánh canh vẫn duy trì mức giá bình dân. Hiện mỗi bát 13.000 đồng.
Bánh canh ruộng cô Cúc là một trong những hàng bánh canh lâu đời và nổi tiếng ở Đà Nẵng. Quán đã phục vụ gần 20 năm, được nhiều người xa gần tìm đến. Quán nằm trên đường Bùi Dương Lịch, Sơn Trà, gần chân cầu Thuận Phước. Điều đặc biệt là dù tồn tại qua hàng chục năm, bánh canh vẫn duy trì mức giá bình dân. Hiện mỗi bát 13.000 đồng.
Theo lời chủ quán, trước kia những quán bánh canh ở Đà Nẵng thường nằm gần bờ ruộng. Người dân gọi là bánh canh ruộng cho dễ nhớ, dễ nhận diện. Từ đó, cái tên "bánh canh ruộng" trở nên thông dụng. Những quán này chỗ ngồi khiêm tốn. Khách đến phải đợi lâu nên còn được gọi là bánh canh chờ.
Theo lời chủ quán, trước kia những quán bánh canh ở Đà Nẵng thường nằm gần bờ ruộng. Người dân gọi là bánh canh ruộng cho dễ nhớ, dễ nhận diện. Từ đó, cái tên "bánh canh ruộng" trở nên thông dụng. Những quán này chỗ ngồi khiêm tốn. Khách đến phải đợi lâu nên còn được gọi là bánh canh chờ.
Sau khi cô Cúc dời quán từ gần chân cầu Thuận Phước đến cơ sở khang trang trên đường Bùi Dương Lịch, khách có thể ngồi cả trong nhà hoặc ngoài trời.
Sau khi cô Cúc dời quán từ gần chân cầu Thuận Phước đến cơ sở khang trang trên đường Bùi Dương Lịch, khách có thể ngồi cả trong nhà hoặc ngoài trời.
Quán phục vụ từ 14h đến 23h30 hàng ngày. Nhiều khách cho biết, vì đã ăn ở đây lâu năm, họ thường canh giờ đến sớm để không phải chờ. Mỗi ngày, quán bán hàng trăm bát. Nhân viên phục vụ làm không ngớt tay.
Quán phục vụ từ 14h đến 23h30 hàng ngày. Nhiều khách cho biết, vì đã ăn ở đây lâu năm, họ thường canh giờ đến sớm để không phải chờ. Mỗi ngày, quán bán hàng trăm bát. Nhân viên phục vụ làm không ngớt tay.
Nước dùng của bánh canh lấy từ nước luộc cá ngừ, có vị ngọt thanh Khi ăn, quán cho bột bánh vào bát, chan nước dùng và cho thêm hành, ngò.
Nước dùng của bánh canh lấy từ nước luộc cá ngừ, có vị ngọt thanh Khi ăn, quán cho bột bánh vào bát, chan nước dùng và cho thêm hành, ngò.
Sợi bánh canh trước đây nhà cô Cúc tự làm từ bột gạo. Về sau nhu cầu lớn, quán mua bột sẵn.
Sợi bánh canh trước đây nhà cô Cúc tự làm từ bột gạo. Về sau nhu cầu lớn, quán mua bột sẵn.
Đồ ăn cùng gồm cá chiên (ảnh), chả cá, hành phi và các gia vị khác. Nhà cô Cúc có hai loại chính là bánh canh cá chiên và bánh canh chả trứng. Để phục vụ thực khách vào đầu giờ chiều, các khâu chuẩn bị bắt đầu từ sáng. Thao tác nấu bánh, luộc và chiên cá, nấu nước dùng được thực hiện cẩn thận để nguyên liệu không bị nát, vỡ.
Đồ ăn cùng gồm cá chiên (ảnh), chả cá, hành phi và các gia vị khác. Nhà cô Cúc có hai loại chính là bánh canh cá chiên và bánh canh chả trứng. Để phục vụ thực khách vào đầu giờ chiều, các khâu chuẩn bị bắt đầu từ sáng. Thao tác nấu bánh, luộc và chiên cá, nấu nước dùng được thực hiện cẩn thận để nguyên liệu không bị nát, vỡ.
Quỳnh, sống và làm việc ở Đà Nẵng 7 năm, đã ăn bánh canh cô Cúc từ khi quán ở vị trí cũ. Sau nhiều năm, Quỳnh cho biết: "Hương vị không có nhiều thay đổi, đặc biệt giá rẻ nên tôi vẫn thường xuyên qua đây". Bạn bè đến Đà Nẵng, Quỳnh cũng thường dẫn đến giới thiệu.
Quỳnh, sống và làm việc ở Đà Nẵng 7 năm, đã ăn bánh canh cô Cúc từ khi quán ở vị trí cũ. Sau nhiều năm, Quỳnh cho biết: "Hương vị không có nhiều thay đổi, đặc biệt giá rẻ nên tôi vẫn thường xuyên qua đây". Bạn bè đến Đà Nẵng, Quỳnh cũng thường dẫn đến giới thiệu.
Xuân Phương
Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về [email protected]