Chủ nhật, 04 tháng 05 năm 2025

24 0C

Hà Nội

Biến chứng thủy đậu do chủ quan không tiêm vaccine

Thứ hai, 18/09/2023 | 03:40
[G-News24/7] -

Bệnh nhân cho biết có con 3 tuổi, mắc thủy đậu, đã điều trị khỏi cách đó 3 ngày. Người bệnh chưa tiêm vaccine thủy đậu và chưa từng mắc bệnh, đồng thời có bệnh nền hen suyễn mạn tính. Sau 3 ngày điều trị, anh Hoàng giảm sốt, các nốt thủy đậu đóng vảy và được tiếp tục theo dõi các biến chứng.

"Tôi thấy bạn bè bị thủy đậu chỉ một tuần là khỏi, không cần tiêm ngừa hoặc có biến chứng nguy hiểm nên chưa từng nghĩ sẽ phải tiêm chủng", Hoàng cho biết.

Tương tự anh Hoàng, anh Thắng (32 tuổi), mắc thủy đậu ngày thứ 3, họng đau buốt, khó chịu. Bác sĩ chẩn đoán thủy đậu bội nhiễm viêm đường hô hấp, cần điều trị bằng thuốc hơn 1 tuần. Anh Thắng cho biết chưa tiêm vaccine ngừa thủy đậu, không có bệnh nền.

benh-thuy-dau-bien-chung-6210-1694831850.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=XLrYbJqiTqAYvN9SinSGuA

Bệnh nhân gặp biến chứng thủy đậu gây viêm phổi. Ảnh: Mộc Thảo

BS.CKI Lê Thị Mỹ Châu, khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết số ca mắc thủy đậu thường gia tăng trong các tháng có độ ẩm không khí cao vì đây là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát tán và lây lan.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội thống kê thành phố cũng có gần 2.000 ca thủy đậu, tăng gần 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Thời gian này thời tiết mùa thu, nhiệt độ thay đổi, học sinh quay lại trường học, trùng với thời điểm bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ cũng tăng mạnh, nguy cơ dịch chồng dịch.

Thời điểm tháng 7, một số bệnh nhân thủy đậu điều trị ở bệnh viện Bạch Mai đã trở nặng trong đó có một ca tử vong.

Bác sĩ Châu cho biết bệnh thủy đậu do virus Varicella Zoster (VZV) gây nên, thường lành tính, triệu chứng ít nghiêm trọng. Tuy nhiên, bệnh có khả năng gây biến chứng nếu không được chăm sóc đúng cách hoặc bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm. Các biến chứng gồm: nhiễm trùng da để lại sẹo xấu, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, tổn thương thần kinh, viêm gan, viêm cơ tim, viêm mạch máu, viêm khớp, viêm tinh hoàn...

Trong đó, biến chứng nhiễm khuẩn huyết đang cướp đi mạng sống của 6 triệu người lớn và 500 ngàn trẻ sơ sinh mỗi năm. 15% người bệnh thủy đậu sẽ mắc bệnh Zona thần kinh, dân gian còn gọi là bệnh giời leo. Zona thần kinh có thể gây nguy cơ tổn thương mắt, giác mạc, giảm thị lực, tổn thương da, mất thính giác, viêm phổi, viêm não... sau này, đặc biệt là người lớn trên 50 tuổi.

Phụ nữ mang thai nếu mắc thủy đậu trong 3 tháng đầu thai kỳ tăng nguy cơ cao sảy thai, dị tật thai như đầu nhỏ, co gồng tay chân, bại não, nhẹ cân, chậm phát triển. Thai phụ mắc thủy đậu trong những ngày cận kề sinh nở hoặc sau sinh tăng nguy cơ lây bệnh cho trẻ và trẻ dễ gặp biến chứng viêm phổi, viêm đường hô hấp, viêm não,...

Nhiều trường hợp dù đã điều trị khỏi bệnh nhưng virus thủy đậu vẫn "ngủ đông" (tồn tại dưới dạng bất hoạt) trong các hạch thần kinh. Khi sức đề kháng cơ thể kém, virus tái hoạt động gây bệnh Zona thần kinh.

Tiem-vac-xin-thuy-dau-JPG-8658-1694831850.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ZplR4KV5K9KgqTLj0XNm8A

Nữ giới tiêm vaccine thủy đậu tại VNVC. Ảnh: Mộc Thảo

Bác sĩ Mỹ Châu cho biết có khoảng 90% người chưa mắc thủy đậu, hoặc chưa tiêm vaccine có nguy cơ cao nhiễm bệnh khi tiếp xúc với giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi, hay tiếp xúc chất dịch từ nốt phỏng thủy đậu của người bệnh. Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao là người có hệ miễn dịch suy yếu như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người già, người có bệnh mạn tính.

Cách chăm sóc người bệnh tốt nhất là nên cắt móng tay để tránh trường hợp gãi vỡ nốt bọng nước, trầy xước gây nhiễm trùng, bội nhiễm. Người bệnh nên tắm rửa bình thường, chăm sóc vết bọng nước, sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, cần theo dõi chặt chẽ các triệu chứng bất thường như: ho nhiều, khó thở, yếu liệt tay chân, thay đổi tri giác,... để đến bệnh viện thăm khám ngay.

BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết: "Hiện nay vaccine thủy đậu chủ yếu đang được tiêm chủng dịch vụ. Biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ chính mình, người thân và cộng đồng khỏi bệnh thủy đậu và Zona thần kinh là chủ động tiêm vaccine càng sớm càng tốt".

Những người chưa mắc thủy đậu hay chưa được tiêm phòng đều có nguy cơ cao mắc bệnh. Đặc biệt, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị virus tấn công gây bệnh, bởi lúc này lượng kháng thể mẹ truyền thụ động sang con đã suy giảm, trong khi đó hệ miễn dịch của trẻ lúc này chưa hoàn thiện. Vì thế, người lớn cần có ý thức tiêm chủng đầy đủ để bảo vệ bản thân, đồng thời tránh lây bệnh cho trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm chủng, người không thể tiêm được vaccine.

Yên Chi

Hiện nay, Hệ thống tiêm chủng VNVC có 3 loại vaccine phòng thủy đậu cho trẻ em và người lớn gồm: Varilrix (Bỉ), Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc). Trong đó, vaccine thủy đậu Varilrix (Bỉ) tiêm sớm cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn, vaccine Varivax (Bỉ) và Varicella (Hàn Quốc) tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn. Tất cả vaccine tại VNVC được bảo quản hệ thống kho lạnh đạt chuẩn GSP, đảm bảo quy trình tiêm chủng an toàn, chất lượng cao cho người tiêm.

g-news247