Chủ nhật, 24 tháng 11 năm 2024

24 0C

Hà Nội

Biểu tình chống Tổng thống Syria bùng phát

Thứ ba, 05/09/2023 | 13:10
[G-News24/7] -

Hàng trăm người hôm 28/8 tập trung tại thành phố Suwayda ở miền nam Syria, hô các khẩu hiệu đòi phế truất Tổng thống Bashar al-Assad. Thành phố Suwayda thuộc kiểm soát của chính phủ Syria từ năm 2011 và là nơi sinh sống của phần lớn cộng đồng người Druze thiểu số.

Người biểu tình tối 27/8 còn hàn khóa cửa trụ sở chi nhánh đảng Ba'ath cầm quyền ở thị trấn Melh, phía đông tỉnh Suwayda. "Chúng tôi kêu gọi ông Bashar al-Assad từ chức. Ông có hai lựa chọn: rời đi trong danh dự hoặc đối mặt cái chết", một người biểu tình nói.

IMG-9231-jpeg-4839-1693284384.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=WTvKJ4zqJ6mRh3O2u_y8Qw

Người biểu tình ở thành phố Suwayda hôm 23/8. Ảnh: AFP

Cuộc biểu tình khởi đầu từ những cuộc tuần hành tuần trước để phản đối tình trạng giá nhiên liệu tăng và nạn tham nhũng kinh tế cùng cách quản lý yếu kém của một số quan chức. Biểu tình dần lan rộng ở miền nam Syria và trở thành phong trào chống chính phủ, phản đối Tổng thống al-Assad.

Cuộc biểu tình đã bước sang tuần thứ hai mà chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, dù Tổng thống al-Assad tuần trước ban hành hai sắc lệnh tăng lương và phụ cấp cho những người làm việc trong lĩnh vực công để đối phó lạm phát.

"Suwayda chưa từng chứng kiến cuộc biểu tình nào tương tự", Rayan Marouf, tổng biên tập trang tin Suwayda24, nói. "Nếu chỉ muốn cải cách kinh tế, người biểu tình sẽ phản đối theo cách khác, họ sẽ không tấn công văn phòng của đảng Ba'ath cầm quyền. Mọi người muốn ông al-Assad rời đi".

Tổng thống al-Assad chưa công khai bình luận về các cuộc biểu tình này.

cats-7686-1693283436.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=PudXXjPucgGqiEW2OAnXpA

Vị trí khu vực Suwayda ở miền nam Syria. Đồ họa: Comersis

Cuộc biểu tình đòn giáng mạnh hơn vào chính quyền của Tổng thống Syria, đất nước đang đối mặt nhiều khó khăn khi đồng nội tệ mất giá mạnh.

Năm 2011, các cuộc biểu tình phản đối Tổng thống al-Assad cũng nổ ra, châm ngòi cho cuộc nội chiến kéo dài ở nước này cũng như sự trỗi dậy và mở rộng hoạt động của nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Nga năm 2015 mở chiến dịch ở Syria để hỗ trợ quân đội chính phủ nước này tấn công IS và các nhóm nổi dậy.

Tuy nhiên, khi Nga đang ưu tiên cho chiến sự ở Ukraine, tình hình an ninh tại Syria diễn biến phức tạp trở lại. Liên Hợp Quốc hồi tháng 6 cho biết xung đột kéo dài 12 năm ở Syria đã đẩy 90% dân số nước này rơi vào tình trạng nghèo đói, trong khi chi phí lương thực tăng cao và điện, nhiên liệu bị cắt giảm.

Ngọc Ánh (Theo Guardian)

g-news247