Toàn tỉnh Bến Tre có 65 km bờ biển, là một trong những địa phương ở miền Tây bị thiệt hại nặng do sạt lở với khoảng 200 ha đất, 54 ha rừng phòng hộ tại huyện Ba Tri, Thạnh Phú và Bình Đại.
Những người làm nghề cào nghêu đi xe máy qua cánh rừng phi lao chết khô dọc bờ biển cồn Ngoài, xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri. 5 năm trở lại đây, biển xâm thực vào sâu đất liền gần 200 m khiến rừng phòng hộ, đất canh tác và nhà dân tại đây bị ảnh hưởng.Toàn tỉnh Bến Tre có 65 km bờ biển, là một trong những địa phương ở miền Tây bị thiệt hại nặng do sạt lở với khoảng 200 ha đất, 54 ha rừng phòng hộ tại huyện Ba Tri, Thạnh Phú và Bình Đại.
Một cây khô bị sóng làm bật gốc, nằm gác trên hồ chứa nước đã bỏ không từ căn nhà bị sạt lở tại bờ biển cồn Ngoài. Dọc bờ biển này, có khoảng 9 ha rừng phi lao chết khô, nhiều thân cây to bằng một người ôm cũng bật gốc nằm la liệt.
Một cây khô bị sóng làm bật gốc, nằm gác trên hồ chứa nước đã bỏ không từ căn nhà bị sạt lở tại bờ biển cồn Ngoài. Dọc bờ biển này, có khoảng 9 ha rừng phi lao chết khô, nhiều thân cây to bằng một người ôm cũng bật gốc nằm la liệt.
Mất rừng phòng hộ, lở càng lấn sâu hơn vào khu vực dân cư. Dọc bờ biển cồn Ngoài dễ bắt gặp những mảng tường, nền gạch, bậc tam cấp, hồ chứa nước còn sót lại của những căn nhà bị sóng đánh vỡ vụn hồi năm ngoái.
Mất rừng phòng hộ, lở càng lấn sâu hơn vào khu vực dân cư. Dọc bờ biển cồn Ngoài dễ bắt gặp những mảng tường, nền gạch, bậc tam cấp, hồ chứa nước còn sót lại của những căn nhà bị sóng đánh vỡ vụn hồi năm ngoái.
Cạnh đó, đoạn đường bêtông dài một km dẫn vào hợp tác xã nuôi nghêu cũng bị sóng đánh vỡ, trụ sở hợp tác xã gần đó cũng bị lở mất.
Cạnh đó, đoạn đường bêtông dài một km dẫn vào hợp tác xã nuôi nghêu cũng bị sóng đánh vỡ, trụ sở hợp tác xã gần đó cũng bị lở mất.
Cùng chung hoàn cảnh, căn nhà vách lá tạm bợ của bà Bùi Thị Mến ở cồn Ngoài đóng cửa gần nửa năm nay. Trước đây, bà Mến có một ha đất, sạt lở bờ biển ngày càng dữ dội khiến gia đình mất hai căn nhà cùng toàn bộ đất.
Sau 3 lần chạy lở chỉ còn nền nhà, gia đình bà lâm vào cảnh khánh kiệt, phải bỏ nhà tha hương đến miền Đông buôn bán. "Lần này mà lở nữa chỉ biết đi ở nhờ nhà người khác", bà Mến nói.
Cùng chung hoàn cảnh, căn nhà vách lá tạm bợ của bà Bùi Thị Mến ở cồn Ngoài đóng cửa gần nửa năm nay. Trước đây, bà Mến có một ha đất, sạt lở bờ biển ngày càng dữ dội khiến gia đình mất hai căn nhà cùng toàn bộ đất.
Sau 3 lần chạy lở chỉ còn nền nhà, gia đình bà lâm vào cảnh khánh kiệt, phải bỏ nhà tha hương đến miền Đông buôn bán. "Lần này mà lở nữa chỉ biết đi ở nhờ nhà người khác", bà Mến nói.
Từ đầu tháng 7 âm lịch, ông Nguyễn Văn Nghiêng, 51 tuổi (xã Bảo Thuận) tranh thủ nhặt nhạnh những thân cây dương chết khô ven bờ biển về làm hàng rào chắn sóng trước nhà. Mỗi năm vào mùa gió chướng khoảng tháng 10 âm lịch, là thời điểm người dân bị ảnh hưởng sạt lở nặng nhất do sóng to, gió lớn.
Từ đầu tháng 7 âm lịch, ông Nguyễn Văn Nghiêng, 51 tuổi (xã Bảo Thuận) tranh thủ nhặt nhạnh những thân cây dương chết khô ven bờ biển về làm hàng rào chắn sóng trước nhà. Mỗi năm vào mùa gió chướng khoảng tháng 10 âm lịch, là thời điểm người dân bị ảnh hưởng sạt lở nặng nhất do sóng to, gió lớn.
Hàng rào bằng cây dương dựng xong, ông Nghiêng tiếp tục thuê hai xe múc gom cát biển vào chân để gia cố hàng rào. Mỗi xe múc chi phí 600.000 đồng một giờ. Đầu năm đến nay, ông tốn khoảng 70 triệu đồng.
Hàng rào bằng cây dương dựng xong, ông Nghiêng tiếp tục thuê hai xe múc gom cát biển vào chân để gia cố hàng rào. Mỗi xe múc chi phí 600.000 đồng một giờ. Đầu năm đến nay, ông tốn khoảng 70 triệu đồng.
Trong khi máy xúc gia cố lớp bảo vệ bên ngoài, phía bên trong con trai ông Nghiêng dùng bao cát gia cố thêm chân nền nhà. Có một ha đất hoa màu, gia đình ông Nghiêng là một trong hơn 20 hộ dân tại cồn Ngoài còn cố bám trụ dọc bờ biển. Đa số người dân đã dời nhà sâu vào trong đất liền chạy lở.
Trong khi máy xúc gia cố lớp bảo vệ bên ngoài, phía bên trong con trai ông Nghiêng dùng bao cát gia cố thêm chân nền nhà. Có một ha đất hoa màu, gia đình ông Nghiêng là một trong hơn 20 hộ dân tại cồn Ngoài còn cố bám trụ dọc bờ biển. Đa số người dân đã dời nhà sâu vào trong đất liền chạy lở.
Cách nhà ông Nghiêng khoảng 500 m là căn chòi canh nghêu của ông Mai Văn Sỹ (46 tuổi). Lương giữ nghêu mỗi tháng 5 triệu đồng, nhưng mỗi năm ông Sỹ phải tốn 70-100 triệu đồng chi phí gia cố, dời nhà do chạy lở. "Chạy lở 3,4 lần rồi nên giờ tiền bạc không còn, nhà cửa hiện chủ yếu làm bằng cây, lá, vừa đỡ chi phí vừa tiện di dời", ông Sỹ nói.
Cách nhà ông Nghiêng khoảng 500 m là căn chòi canh nghêu của ông Mai Văn Sỹ (46 tuổi). Lương giữ nghêu mỗi tháng 5 triệu đồng, nhưng mỗi năm ông Sỹ phải tốn 70-100 triệu đồng chi phí gia cố, dời nhà do chạy lở. "Chạy lở 3,4 lần rồi nên giờ tiền bạc không còn, nhà cửa hiện chủ yếu làm bằng cây, lá, vừa đỡ chi phí vừa tiện di dời", ông Sỹ nói.
Sạt lở tại bờ biển cồn Ngoài còn ảnh hưởng đến kinh doanh. Trong ảnh người dân phải dùng thân dừa cùng bạt phủ để gia cố bờ biển, bảo vệ các quán ăn phía bên trong.
Sạt lở tại bờ biển cồn Ngoài còn ảnh hưởng đến kinh doanh. Trong ảnh người dân phải dùng thân dừa cùng bạt phủ để gia cố bờ biển, bảo vệ các quán ăn phía bên trong.
Đoạn bờ kè cồn Ngoài (Thạnh Hải, Bảo Thuận, Ba Tri) dài gần 800 m, kinh phí 45 tỷ đồng hoàn thành 2 năm trước.
Hệ thống bờ kè góp phần bảo vệ đời sống của 3.500 hộ dân ven biển. Bờ kè kết hợp đường giao thông tại biển cồn Ngoài (Bảo Thuận, Ba Tri) còn tạo điều kiện cho người dân buôn bán, phục vụ khách du lịch, cải thiện sinh kế.
Đoạn bờ kè cồn Ngoài (Thạnh Hải, Bảo Thuận, Ba Tri) dài gần 800 m, kinh phí 45 tỷ đồng hoàn thành 2 năm trước.
Hệ thống bờ kè góp phần bảo vệ đời sống của 3.500 hộ dân ven biển. Bờ kè kết hợp đường giao thông tại biển cồn Ngoài (Bảo Thuận, Ba Tri) còn tạo điều kiện cho người dân buôn bán, phục vụ khách du lịch, cải thiện sinh kế.
Bờ kè biển cồn Ngoài nhìn từ trên cao. Huyện Ba Tri vẫn còn gần 5 km bờ biển sạt lở đặc biệt nghiêm trọng cần phải thi công bờ kè bảo vệ, tổng kinh phí khoảng 300 tỷ đồng. Dự án này góp phần bảo vệ 200 ha đất cùng đời sống hàng nghìn hộ dân.
Bờ kè biển cồn Ngoài nhìn từ trên cao. Huyện Ba Tri vẫn còn gần 5 km bờ biển sạt lở đặc biệt nghiêm trọng cần phải thi công bờ kè bảo vệ, tổng kinh phí khoảng 300 tỷ đồng. Dự án này góp phần bảo vệ 200 ha đất cùng đời sống hàng nghìn hộ dân.
Hoàng Nam
- Đời chạy lở ở miền Tây
- Dòng Mekong 'giận dữ'
- Trả nợ dòng Mekong