Thứ sáu, 29 tháng 11 năm 2024

24 0C

Hà Nội

Các mốc tiêm vaccine cho phụ nữ trước và đang mang thai

Thứ bảy, 16/09/2023 | 07:04
[G-News24/7] -

Các loại vaccine được tiêm ở từng thời điểm và không thực hiện cùng lúc. Theo đại diện VNVC, phụ nữ chuẩn bị và đang mang thai cần hoàn thành phác đồ tiêm theo đúng các mốc thời gian. Ngoài ra, vaccine sởi - quai bị - rubella cũng cần thiết cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, giúp cơ thể đủ thời gian sinh kháng thể phòng bệnh, đảm bảo an toàn cho bà bầu và thai nhi. Vaccine này chống chỉ định với thai phụ.

tia-m-vaccine-a-pha-na-mang-th-9768-8252-1694694655.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=2Y0_kCSiWCQTLy9DKzx-0Q

Phụ nữ trước và trong thai kỳ cần tiêm chủng đủ mũi các vaccine để tạo miễn dịch cho mẹ và bé. Ảnh: Rutgers University

3 tháng trước thai kỳ

Phụ nữ có kế hoạch mang thai cần hoàn thành lịch tiêm vaccine thủy đậu trước 3 tháng. Việc tiêm giúp tạo miễn dịch thụ động cho trẻ từ khi mới chào đời, nhờ đó có thể phòng tránh nguy cơ mắc và biến chứng nghiêm trọng.

Ngoài ra, vaccine sởi - quai bị - rubella cũng cần thiết cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, giúp cơ thể đủ thời gian sinh kháng thể phòng bệnh, đảm bảo an toàn cho bà bầu và thai nhi. Vaccine này chống chỉ định với thai phụ.

Viêm não Nhật Bản là bệnh nặng, đe dọa tính mạng mẹ và em bé, do đó phụ nữ nên tiêm đủ mũi vaccine trước khi mang bầu. Vaccine viêm não Nhật Bản có hai loại là sống giảm độc lực và bất hoạt. Nếu chọn tiêm vaccine sống giảm độc lực, thai phụ cần hoàn thành trước mang thai 3 tháng, còn vaccine bất hoạt cần tiêm trước 1 tháng.

1 tháng trước thai kỳ

Phụ nữ dưới 27 tuổi nên tiêm vaccine HPV phòng ung thư cổ tử cung và các bệnh nguy hiểm do virus HPV. Vaccine này gồm 3 mũi, tiêm trong 6 tháng. Nếu mang thai, bà bầu không thể tiêm do có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Phụ nữ nên tính toán thời gian phù hợp để hoàn thành tiêm vaccine này trước khi thụ thai.

Ngoài ra, những bà mẹ cũng cần hoàn thành lịch tiêm 3 mũi vaccine viêm gan B (trong 6 tháng) trước mang thai tốt nhất 1 tháng, có thể tiếp tục tiêm phòng khi có thai (nếu nguy cơ cao).

Bên cạnh đó, cần tiêm vaccine phế cầu khuẩn trước mang thai 1 tháng, giúp chống các biến chứng nguy hiểm do vi khuẩn này gây ra, đặc biệt là tình trạng viêm phổi trong thai kỳ tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển, thai lưu...

Hinh-LHTS-VNVC-jpeg-3133-1694694148.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=HdU7PEX7GoBogTigphSwpQ

Phụ nữ chuẩn bị và đang mang thai tham gia lớp tư vấn sức khỏe thai, sản do VNVC tổ chức. Ảnh: Mộc Thảo

3 tháng giữa hoặc cuối thai kỳ

Ở khoảng thời gian này, thai phụ có thể tiêm vaccine cúm, được chứng minh giảm 50% nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính và khoảng 72% nguy cơ nhập viện ở thai phụ, 27% tỷ lệ sinh non. Thai phụ tiêm phòng cúm còn giúp truyền kháng thể cho thai nhi, bảo vệ em bé trong 6 tháng đầu đời.

Tiêm vaccine bạch hầu - ho gà - uốn ván trong thời điểm này cũng giúp cơ thể mẹ bầu tạo ra các kháng thể cần thiết và truyền cho trẻ trước khi sinh. Những kháng thể giúp bảo vệ em bé chống lại ba bệnh trên trong những tháng đầu đời.

Mẹ bầu tiêm đủ phác đồ vaccine uốn ván trong giai đoạn này có hiệu quả giảm 94% tỷ lệ trẻ tử vong do uốn ván sơ sinh. Vaccine có lịch tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu một tháng, trong đó mũi 2 tiêm trước khi sinh tối thiểu 1 tháng, duy trì tiêm nhắc 1 mũi ở những lần mang thai tiếp theo.

Theo ghi nhận từ Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, tỷ lệ các cặp vợ chồng đăng ký các gói tiêm chủng vaccine tiền hôn nhân, phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trước và trong khi mang thai tăng khoảng 200% trong 3 tháng gần đây.

Bác sĩ Lê Thị Trúc Phương, bác sĩ tiêm chủng, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, trong thai kỳ, thai phụ dễ gặp các bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng sức khỏe và tính mạng của mẹ và bé. "Mẹ bầu mắc cúm trong thai kỳ làm tăng 4 lần tỷ lệ sinh non, 4 lần tỷ lệ phẫu thuật mổ lấy thai, tỷ lệ tử vong đến 4,5 lần. Uốn ván sơ sinh có tỷ lệ mắc cao trong quá trình cắt dây rốn cho trẻ nếu các dụng cụ không được vệ sinh tiệt trùng đúng cách", bác sĩ giải thích.

Hầu hết các ca ho gà nhập viện tử vong đều là trẻ dưới 3 tháng tuổi. Hàng năm, ước tính thế giới có khoảng 50 triệu ca mắc ho gà, trong đó 95% ở các nước đang phát triển, xấp xỉ 300.000 ca tử vong. Thai phụ mắc thủy đậu, sởi, rubella... có thể gây ra dị tật thai nhi như sứt môi, dị tật ống thần kinh...

Trong khi đó, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc và Ngân hàng Thế giới ước tính hàng năm có tới 5,4 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong. Hầu hết, những ca tử vong này đều do những nguyên nhân có thể ngăn ngừa được. Trong đó, trẻ sơ sinh chiếm khoảng một nửa số ca tử vong.

"Phụ nữ chuẩn bị và đang mang thai cần duy trì lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống và vận động thể lực phù hợp. Trong đó, cần lưu ý xây dựng miễn dịch khỏe mạnh bằng cách tiêm phòng đầy đủ các vaccine trước và trong thai kỳ", bác sĩ Trúc Phương khuyến cáo.

14h ngày 16/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC và hãng dược phẩm Sanofi Pasteur tổ chức "Lớp tư vấn sức khỏe thai, sản số 10" theo hai hình thức trực tiếp và trực tuyến với các nội dung:

Những điều cần biết về vaccine ho gà - bạch hầu - uốn ván cho mẹ bầu do bác sĩ Lê Thị Trúc Phương chia sẻ. ️

Nuôi con bằng sữa mẹ và các bệnh lý tuyến vú lành tính thường gặp sau sinh do ThS.BS Nguyễn Thị Quý Khoa, Trung tâm Sản phụ khoa, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chia sẻ.

Độc giả quan tâm và tham gia đăng ký tại đây.

Thanh Thư

g-news247