Thứ ba, 15 tháng 10 năm 2024

24 0C

Hà Nội

Cận cảnh chiếc đồng hồ Kudoke 2: Sự khác biệt bất thường trong phạm vi về giá

Thứ bảy, 21/10/2023 | 00:23
[G-News24/7] -

Là một cái tên còn mới lạ trong ngành công nghiệp chế tác, Stefan Kudoke đã trở về quê hương, xây dựng thương hiệu của riêng mình. Sức trẻ và sự sáng tạo của người đứng đầu thương hiệu đã tạo ra thành quả đáng nể trong ngành. Một trong số đó là vào năm 2018, thương hiệu Kudoke công bố bộ máy độc quyền đầu tiên, được phát triển khi Stefan Kudoke hợp tác với Richard Habring (nhà sáng lập của thương hiệu trẻ Habring²).

Một năm sau đó, bộ máy này đã nằm vỏn vẹn bên trong hai tác phẩm có kiểu dáng cổ điển: Kudoke 1 và Kudoke 2. Cả hai mẫu đều đánh dấu sự khác biệt rõ rệt so với những chiếc đồng hồ trước đó của Stefan Kudoke cả về thiết kế và giá cả. Chiếc đồng hồ Kudoke 2 có một năm ra mắt đáng nhớ khi chiến thắng hạng mục Petite Aiguille - hạng mục dành cho đồng hồ có giá dưới 10.000 CHF - tại Grand Prix d'Horlogerie de Genève (GPHG) 2019.

z4245067695579-db2c3f4599c3cc12053cbd116d627261.jpg?v=1680936122541

Điểm qua về thương hiệu Kudoke

Có trụ sở tại một thị trấn nhỏ ở phía đông Dresden, Kudoke được biết đến nhiều nhất với những chiếc đồng hồ lộ cơ, được chạm khắc lộng lẫy, thường được vận hành bằng bộ máy Unitas - nên có thể hiểu là chúng có kích thước hầu hết là lớn. Thế nhưng, sự thay đổi của Kudoke bắt đầu mạnh mẽ nhất là khi thương hiệu giới thiệu bộ máy độc quyền đầu tiên. Các nhà sưu tầm lựa chọn đồng hồ Kudoke bởi thương hiệu mang đến sự lựa chọn hấp dẫn (được trang trí thủ công cao trong tầm giá) chỉ bắt đầu từ ngoài 7.900 USD.

  • Một ngày thực tập tại “Atelier” cùng thương hiệu Kudoke

z4245067364400-fabb4b126d6ad0e35e201f86c85307e9.jpg?v=1680936117764

Trên thực tế, những chiếc đồng hồ Kudoke 1 và 2 là lựa chọn rất khác thường khi so sánh về giá so với nhiều mẫu đồng hồ của các thương hiệu lớn. Gia Bảo đã từng cung cấp thông tin về chiếc Kudoke 1 tiêu chuẩn với khối lượng hoàn thiện thủ công cao trong bài viết trước, còn trong bài viết này, chúng ta hãy cùng bàn luận về Kudoke 2.

z4245066979055-03af5ab277584bbad2bf4275ff907693.jpg?v=1680936112795

Về đồng hồ Kudoke 2

Kudoke 1 là một chiếc có chức năng chỉ báo giờ cơ bản, còn Kudoke 2 sẽ phức tạp hơn, nhờ sự xuất hiện của bộ hiển thị nằm tại góc 12 giờ trên mặt số, được chạm khắc thủ công - một đặc trưng mà Stefan Kudoke đã phô diễn trong nhiều thiết kế đồng hồ trước đó. Thực tế, so với Kudoke 1, Kudoke 2 đã loại bỏ vòng tròn báo kim giây, thay bằng chỉ báo ngày và đêm. Và lần này, nó nằm ở trên cùng, nên tạo ra một mặt số đối xứng hoàn hảo.

Thực hiện mỗi vòng quay trong cả ngày, đồng bộ với bộ kim giờ-phút tại trung tâm, đĩa báo ngày/đêm có viền đếm phân theo các mốc 6h, 12h, 18h, 24h dễ nhìn. Phần hiển thị cho ban ngày có màu vàng, và ban đêm là nửa có màu xám.

z4245064906645-34c489e71ce7b8ab0cef69360b685ed6.jpg?v=1680936098578

Riêng phần chạm khắc thể hiện tính tỉ mỉ đến từng chi tiết, điều mà Stefan Kudoke không bao giờ bỏ qua.

Nửa ban ngày mạ vàng có một mặt trời tỏa nắng trong khi nửa ban đêm rhodium có mặt trăng và các ngôi sao đã được chạm nổi. Thậm chí trong khi bề mặt của những ngôi sao là sáng bóng thì mặt trăng lưỡi liềm còn được tô điểm thêm bởi các miệng núi lửa, một cái gật đầu mạnh mẽ của người nghệ nhân tới mặt trăng ngoài đời thực.

z4245065875713-1171c0069f1facfdf8131330199bcd57.jpg?v=1680936100452

z4245065793490-aada602e0958e91ca62bd81c525f2e7a.jpg?v=1681098028076

Có hai loại số được sử dụng trên mặt. Vòng báo giờ là các mốc số La Mã, kết hợp cùng các chấm tròn. Trong khi vòng 24h thuộc bộ hiển thị ngày/đêm lại là các số Ả Rập. Thực tế, kể từ khi ra mắt, Kudoke 2 đã xuất hiện với nhiều màu mặt số khác nhau: có đen, có xanh, có vàng champagne (như ảnh này).

z4245067594328-5301970a9f29aa3637dd47931c8d5b4b.jpg?v=1680936120803

Bộ máy Kaliber 1 đáng tự hào

Nằm bên trong cung cấp năng lượng cho đồng hồ Kudoke 2 hoạt động là bộ máy Kaliber 1 được phát triển với sự trợ giúp của Habring 2 - công ty cũng sản xuất nhiều linh kiện, nhưng Kaliber 1 được hoàn thiện và lắp ráp bởi Kudoke.

z4245066679970-1aa67217da84f48ecc15e1ae50ac39ee.jpg?v=1680936110843

Đây là một bộ máy lên cót tay. Phía sau đẹp mắt lộ qua kính sapphire có cấu trúc lấy cảm hứng từ các bộ máy nằm bên trong đồng hồ bỏ túi của Anh thế kỷ 19. Cụ thể là phong cách để lộ những cây cầu mạ vàng xen lẫn bề mặt mờ và một vòi cân bằng lớn, được chạm khắc thủ công, đặt ở giữa bộ máy.

z4245066285984-ba59e1061b42c8516e70aed708e27d4a.jpg?v=1680936102589

z4245067480752-83cca74e9e3576bb5c651e27b58c9d1e.jpg?v=1680936119791

Bộ phận này có kích thước lớn, và đã được Stefan Kudoke trang trí công phu. Có những cánh hoa mềm uốn lượn, biểu tượng “vô cực" quen thuộc của thương hiệu. Toàn bộ cây cầu mạ vàng bao phủ tất cả các bộ phận, ngoại trừ bánh xe cân bằng và hai bánh răng kết nối với núm vặn (cũng tạo thành số 8 vô cực).

z4245066447994-6833249e895f328421ae3985a105dbb8.jpg?v=1680936104763

Trong khi bộ phận vòi cân bằng được chạm khắc hàng giờ bởi mũi khoan thì lớp hoàn thiện mờ rất mịn trên những cây cầu được Stefan Kudoke thực hiện bằng phương pháp riêng, có sử dụng hỗn hợp dầu và chất mài mòn, được quét lên bề mặt cầu nối theo chuyển động vòng tròn liên tục.

z4245066582475-06df67266d2fb5da513e2f84e8f3fc03.jpg?v=1680936107367z4245067096002-017dcd63350d198dfade83f89d3258d2.jpg?v=1680936113984z4245067239557-715c67319554091378d46f1ca068f87a.jpg?v=1680936115517

Dựa trên kiến trúc của Valjoux 7750, vị trí của các thành phần chính trong Kalibre 1 là giống hệt nhau. Hộp cót nằm ở vị trí 7 giờ (nhìn từ phía sau). Có thể thấy, Stefan Kudoke và Richard Habring đã học tập nhiều từ cấu trúc bộ máy Valjoux 7750, nhưng cả hai tiếp tục mở rộng hơn về mặt hoàn thiện. Hơn hết, bên trong bộ máy Kaliber 1 là các linh kiện độc đáo được phát triển bởi hai nghệ nhân, không phải do ETA sản xuất.

Kiến thức Review z4550000577217-864336512b490eb20a796111819d8709.jpg?v=1690379553900 Tác giả Thu Huyền Bùi 08/04/2023 watchbook.jpg?v=1643272936097
g-news247