Chủ nhật, 24 tháng 11 năm 2024

24 0C

Hà Nội

Cảnh báo nếu uống cà phê ngay sau khi thức dậy có thể sẽ làm tăng lượng đường trong máu

Thứ bảy, 16/09/2023 | 06:10
[G-News24/7] -
Cảnh báo nếu uống cà phê ngay sau khi thức dậy có thể sẽ làm tăng lượng đường trong máu
Không nên uống cà phê ngay sau khi thức dậy, vì rất có thể làm tăng lượng đường trong máu, gây nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ảnh (PT)

Nhiều người thường bắt đầu ngày mới bằng ly cà phê thơm ngây ngất, hương vị cuốn hút. Không chỉ ngon miệng, mà còn là nét văn hoá của người Việt, giúp tinh thần sảng khoái, làm việ hứng khởi. Nhưng ít ai biết được cà phê sữa chứa đường, uống nhiều có thể sẽ gây tăng đường huyết.

Theo cảnh báo từ Tiến sĩ Michael Mosley người Anh, rằng nếu bạn uống cà phê ngay sau khi thức dậy có thể sẽ làm tăng lượng đường trong máu, và khi lượng đường trong máu cao có thể gây ra hàng loạt vấn đề sức khỏe, bao gồm cả việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Tiến sĩ Mosley giải thích rằng trước khi bạn thức dậy, cơ thể sẽ tiết ra một lượng hormone cortisol nhất định gây căng thẳng để giúp bạn tỉnh giấc. Nếu sau khi thức dậy, bạn uống ngay 1 tách cà phê, cà phê có khả năng làm tăng tiết hormone gây căng thẳng như cortisol và epinephrine trong cơ thể. Những hormone này làm tăng lượng đường trong máu như một cách để cung cấp năng lượng sẵn sàng chống lại bất kỳ căng thẳng nào mà bạn đang phải đối mặt.

Đồng thời, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh cũng chỉ ra rằng uống một lượng caffeine trước khi ăn sáng có thể tác động tiêu cực đến lượng đường trong máu và cuối cùng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim và tiểu đường.

Theo đó, caffeine có thể làm giảm độ nhạy insulin của bạn bằng cách kích thích giải phóng adrenaline, chất này ngăn chặn hoạt động của insulin. Ngoài ra, cà phê cũng làm tăng tiết cortisol, một loại hormone gây căng thẳng giúp tăng cường sản xuất glucose và làm tăng lượng đường trong máu của bạn.

Cảnh báo nếu uống cà phê ngay sau khi thức dậy có thể sẽ làm tăng lượng đường trong máu
Trước khi uống cà phê nên ăn nhẹ, hoặc ăn thật lo để ngăn ngừa lượng đường tăng đột biến và điều chỉnh lượng insulin trong cơ thể. Ảnh (P.T)

Tuy nhiên, mọi người không cần quá lo lắng bởi việc thay đổi thời điểm uống tách cà phê đầu tiên trong ngày có thể giải quyết vấn đề này. Tiến sĩ Mosley đưa ra lời khuyên nhằm khuyến khích mọi người nên trì hoãn việc uống cốc cà phê đầu tiên ít nhất 1 giờ sau khi thức dậy bởi khoảng thời gian này sẽ giúp mức cortisol trong cơ thể giảm xuống, có như vậy mới giúp bạn kiểm soát được lượng đường trong máu một cách hiệu quả.

Ngoài ra, mọi người cũng có thể ăn bữa sáng nhẹ, như ăn sữa chua, một lát bánh mì, 1 quả chuối… hoặc ăn thật no trước khi uống cà phê để ngăn ngừa lượng đường tăng đột biến và điều chỉnh lượng insulin trong cơ thể. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn bị tăng đường huyết hoặc mắc bệnh tiểu đường loại 2.

4 loại thực phẩm quen thuộc cần hạn chế để không bị tăng đường huyết Diệu Hân (T/h)
g-news247