Chiều chủ nhật 12/2, người dân và khách du lịch kéo về ghềnh đá Nam Ô (quận Liên Chiểu), gần đèo Hải Vân, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 12 km về phía bắc.
Các lối đi vào ghềnh đá là những bãi trông giữ xe tự phát, giá 5.000 đồng một xe máy. Nhiều xe chạy vào tận khu rừng của ghềnh đá.
Chiều chủ nhật 12/2, người dân và khách du lịch kéo về ghềnh đá Nam Ô (quận Liên Chiểu), gần đèo Hải Vân, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 12 km về phía bắc.
Các lối đi vào ghềnh đá là những bãi trông giữ xe tự phát, giá 5.000 đồng một xe máy. Nhiều xe chạy vào tận khu rừng của ghềnh đá.
Đập vào mắt ngay lối xuống ghềnh đá là cảnh chen chúc tại khu vực bãi rêu. Các tảng đá bằng phẳng, hay bãi cát giáp bìa rừng, được tận dụng làm nơi ăn uống, nghỉ ngơi cho khách tham quan. Nhiều người cũng mang bạt ra trải để ngồi ăn uống.
Đập vào mắt ngay lối xuống ghềnh đá là cảnh chen chúc tại khu vực bãi rêu. Các tảng đá bằng phẳng, hay bãi cát giáp bìa rừng, được tận dụng làm nơi ăn uống, nghỉ ngơi cho khách tham quan. Nhiều người cũng mang bạt ra trải để ngồi ăn uống.
Từ gềnh đá nhìn về cửa sông Cu Đê, bãi rêu dài hơn 200 m đông kín. Một người dân cho biết, bãi rêu đông từ sáng sớm đến chiều muộn, dịp cuối tuần ước tính hút hàng nghìn lượt người mỗi ngày.
Từ gềnh đá nhìn về cửa sông Cu Đê, bãi rêu dài hơn 200 m đông kín. Một người dân cho biết, bãi rêu đông từ sáng sớm đến chiều muộn, dịp cuối tuần ước tính hút hàng nghìn lượt người mỗi ngày.
Buổi sáng, thuỷ triều xuống, bãi rêu sẽ lộ ra nhiều hơn, cảnh đẹp nên ảnh sẽ đẹp nhất. Tuy nhiên do quá đông nên khó có thể chụp được bức ảnh ưng ý mà không vướng người.
Bãi rêu trơn trượt, việc di chuyển khó khăn. Nhiều người đi chân trần lội nước, tìm đến bãi đá xa bờ, dễ chụp ảnh hơn, nhưng rất dễ bị ngã.
Buổi sáng, thuỷ triều xuống, bãi rêu sẽ lộ ra nhiều hơn, cảnh đẹp nên ảnh sẽ đẹp nhất. Tuy nhiên do quá đông nên khó có thể chụp được bức ảnh ưng ý mà không vướng người.
Bãi rêu trơn trượt, việc di chuyển khó khăn. Nhiều người đi chân trần lội nước, tìm đến bãi đá xa bờ, dễ chụp ảnh hơn, nhưng rất dễ bị ngã.
Một gia đình du khách nước ngoài tìm đường đến bãi rêu Nam Ô, nhưng thấy quá đông người, nên chỉ đi dạo phía trên bờ rồi quay về.
Một gia đình du khách nước ngoài tìm đường đến bãi rêu Nam Ô, nhưng thấy quá đông người, nên chỉ đi dạo phía trên bờ rồi quay về.
"Tôi chụp cả buổi chiều nhưng chỉ được vài tấm không dính người", một cô gái từ trung tâm Đà Nẵng chia sẻ.
"Tôi chụp cả buổi chiều nhưng chỉ được vài tấm không dính người", một cô gái từ trung tâm Đà Nẵng chia sẻ.
Bãi rêu nước không sâu, chỉ ngang gối. Nhiều em nhỏ theo cha mẹ đến đây chơi giữa những ngách đá phủ rêu xanh.
Bãi rêu nước không sâu, chỉ ngang gối. Nhiều em nhỏ theo cha mẹ đến đây chơi giữa những ngách đá phủ rêu xanh.
Bãi Nam Ô sóng lớn, nước biển vẫn còn lạnh nên các hoạt động khác như bơi lội, chèo SUP khó thực hiện.
Bãi Nam Ô sóng lớn, nước biển vẫn còn lạnh nên các hoạt động khác như bơi lội, chèo SUP khó thực hiện.
Lượng người đông, thi nhau dẫm lên những bãi rêu, thậm chí chân dính cát đưa lên mỏm đá rêu chà cho sạch, khiến nhiều thân rêu bị đứt lìa nổi trên mặt nước.
Lượng người đông, thi nhau dẫm lên những bãi rêu, thậm chí chân dính cát đưa lên mỏm đá rêu chà cho sạch, khiến nhiều thân rêu bị đứt lìa nổi trên mặt nước.
Việc tổ chức ăn uống tự phát, nên kéo theo tình trạng xả rác ngay dưới bãi rêu, hoặc trên các bãi đá phía trên.
Việc tổ chức ăn uống tự phát, nên kéo theo tình trạng xả rác ngay dưới bãi rêu, hoặc trên các bãi đá phía trên.
Mùa rêu ở Nam Ô là hiện tượng tự nhiên xuất hiện đều đặn hằng năm từ sau Tết. Theo người dân, khi lập xuân, trời bắt đầu nắng nhiều, không khí lạnh yếu tạo điều kiện cho lớp rong rêu bám trên các rạn đá phát triển. Rêu mọc rộ trong vòng khoảng 2-3 tuần rồi tàn.
Khoảnh khắc sóng biển xô vào bãi rêu, được chụp với kỹ thuật phơi sáng trên máy ảnh chuyên nghiệp, tạo ra khung cảnh như mây sà xuống mặt biển.
Mùa rêu ở Nam Ô là hiện tượng tự nhiên xuất hiện đều đặn hằng năm từ sau Tết. Theo người dân, khi lập xuân, trời bắt đầu nắng nhiều, không khí lạnh yếu tạo điều kiện cho lớp rong rêu bám trên các rạn đá phát triển. Rêu mọc rộ trong vòng khoảng 2-3 tuần rồi tàn.
Khoảnh khắc sóng biển xô vào bãi rêu, được chụp với kỹ thuật phơi sáng trên máy ảnh chuyên nghiệp, tạo ra khung cảnh như mây sà xuống mặt biển.
18h30 tối, bãi rêu vẫn đông người. Nhiều nhóm tổ chức nướng đồ, ăn uống, cắm trại và vui chơi trên bãi cát. Một số người ngủ lại để "săn" cảnh rêu lúc bình minh.
Bãi Nam Ô là nơi cư dân đông đúc, chủ yếu hành nghề ngư lưới, còn nổi tiếng với nghề làm pháo và nước mắm truyền thống. Năm 2018, trước thông tin về một khu du lịch xây dựng ở khu vực này, địa danh Nam Ô được nhiều người biết và tìm đến khám phá hơn. Vào mùa rêu, trước đây mỗi ngày ước tính có khoảng 500 người. Khi những bức ảnh chụp rêu được chia sẻ lên mạng xã hội, người dân và du khách tìm đến ngày một đông hơn.
18h30 tối, bãi rêu vẫn đông người. Nhiều nhóm tổ chức nướng đồ, ăn uống, cắm trại và vui chơi trên bãi cát. Một số người ngủ lại để "săn" cảnh rêu lúc bình minh.
Bãi Nam Ô là nơi cư dân đông đúc, chủ yếu hành nghề ngư lưới, còn nổi tiếng với nghề làm pháo và nước mắm truyền thống. Năm 2018, trước thông tin về một khu du lịch xây dựng ở khu vực này, địa danh Nam Ô được nhiều người biết và tìm đến khám phá hơn. Vào mùa rêu, trước đây mỗi ngày ước tính có khoảng 500 người. Khi những bức ảnh chụp rêu được chia sẻ lên mạng xã hội, người dân và du khách tìm đến ngày một đông hơn.
Du khách chen chân chụp ảnh ở bãi rêu Hàng nghìn người ngày cuối tuần đến chụp ảnh ở bãi rêu Nam Ô. Video: Nguyễn ĐôngNguyễn Đông
Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về [email protected]