Chủ nhật, 24 tháng 11 năm 2024

24 0C

Hà Nội

Chủ biệt thự 'dát vàng' bị đề nghị 14-16 năm tù

Thứ ba, 05/09/2023 | 16:58
[G-News24/7] -

Ngày 30/8, VKSND thị xã Phú Mỹ đề nghị mức án trên đối với bị cáo Thiện - chủ biệt thự "dát vàng" về tội Cho vay lãi nặng Rửa tiền. Với vai trò đồng phạm, con trai ông này là Lê Thái Phong, 31 tuổi, bị đề nghị 11 năm 6 tháng đến 14 năm tù.

Theo VKS, hai bị cáo đã lợi dụng sự thiếu hụt vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, khó khăn của người khác để cho vay tiền với lãi suất cao nhằm thu lợi bất chính, với thủ đoạn vô cùng tinh vi và có tính chất bóc lột.

Chu-biet-thu-dat-vang-Thien-So-3829-9104-1693398029.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=fH7voyAi7kYMjBswuw4uvQ

Bị cáo Lê Thái Thiện mắc bệnh tim được chủ tọa cho ngồi trả lời thẩm vấn. Ảnh: Trường Hà

Từ năm 2018 đến 2020, Thiện cho 9 người vay hơn 324 tỷ đồng lãi suất 109%-146% một năm. Họ đã trả cho bị cáo hơn 279 tỷ đồng tiền gốc; 122,7 tỷ đồng tiền lãi. Thiện thu lợi gần 100 tỷ và buộc họ gán tài sản. Hiện, ngoài bị hại Lưu Ngọc Tư, có 5 người khác còn nợ Thiện 45,9 tỷ đồng và không có khả năng trả. Riêng Lê Thái Phong được xác định cho 23 người vay hơn 1,1 tỷ đồng, lãi suất 108%-120% một năm; thu lợi bất chính gần 500 triệu đồng.

Về hành vi Rửa tiền, Thiện ép 3 người không còn khả năng trả tiền phải chuyển nhượng đất đai, nhà cửa...với tổng số tiền hơn 59,3 tỷ đồng, thông qua sự giúp sức của Lê Thái Phong.

Đại diện VKS xác định, bị cáo Thiện bắt người vay ghi số tiền, ký tên vào giấy và chỉ lập một bản, còn Thiện không ký. Khi những người nợ không có khả năng trả gốc và lãi phát sinh, Thiện buộc họ chuyển nhượng nhà, đất bằng các giao dịch hợp pháp thông qua sự giúp đỡ của bị cáo Phong.

Phong là người nhận ủy quyền tài sản từ người vay tiền để đảm bảo khoản vay, nhận tiền trả nợ. Sau khi buộc người vay chuyển nhượng tài sản để cấn trừ các khoản nợ, trong đó có tiền do phạm tội mà có, Thiện chỉ đạo con chuyển nhượng lại cho hai người con khác nhằm che giấu bản chất thực sự của các khoản tiền do phạm tội mà có. Các tài sản này Thiện tiếp tục thế chấp cho các ngân hàng vay tiền để trang trải các khoản ông ta vay hoặc trả nợ.

VKS đánh giá, hai bị cáo là đồng phạm giản đơn do không có sự bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau. Trong vụ án, Thiện giữ vai trò chính, cho đến năm 2018 mới nhờ Phong giúp đỡ khi sức khỏe yếu. Tuy nhiên, Phong cũng trực tiếp cho 23 người vay nặng.

VKS-2895-1693398029.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=sbV6vu0RFEx8uF9zv1u6xA

Đại diện VKS công bố bản luận tội. Ảnh: Trường Hà

Trước đó, trong 5 ngày xét xử, Thiện thay đổi lời khai, cho rằng từ năm 2018 đã hạ lãi suất cho những người vay còn 2.000-2.500 đồng/triệu/ngày. Bị cáo nhiều lần nói rằng "đáng ra mình phải là bị hại", "đứng trước tòa hôm nay thực sự nỗi nhục nhã và nó xuất phát từ lòng thương người cần vốn làm ăn".

Còn Phong thừa nhận được cha nhờ chuyển và nhận tiền của người vay; làm thủ tục ngân hàng, công chứng hợp đồng ủy quyền, chuyển nhượng đất đai của nhiều người nợ tiền, song không hề biết cha cho vay lãi nặng.

VKS sau đó đề nghị chủ tọa cho công bố lời khai của hai bị cáo và được chấp nhận. Lời khai tại cơ quan điều tra thể hiện, Thiện cho nhiều người vay với lãi 3.000 đồng/triệu/ngày, 10 ngày không trả sẽ cộng lãi vào gốc và việc cấn trừ nợ nhà đất. Phong biết việc cha mình cho vay tiền lấy lãi từ năm 2017, lãi suất từ 3.000/triệu/ngày trở lên.

Bị cáo Thiện sau đó cho rằng cơ quan điều tra "đã định hướng và không ghi đúng ý" của mình vào bản lấy lời khai. "Bị cáo ký vào bản ghi lời khai là một sai lầm và mong được ra tòa để trình bày sự thật", Thiện nói.

Tuy nhiên, theo VKS, điều này không có cơ sở vì các khoản vay được thu thập từ sao kê tài khoản ngân hàng, đối chứng và tin nhắn, file ghi âm cuộc gọi của bị cáo với người vay.

cha-con-chu-biet-thu-dat-vang-9765-1693398029.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=cyUZB1WWYfu4COIDcGdQfw

Lê Thái Phong tại tòa. Ảnh: Trường Hà

Ngày mai, phiên tòa diễn ra phần tranh luận.

Trường Hà

g-news247