Dịp kỷ niệm 450 năm ngày hoàng đế Vạn Lịch lên ngôi, Christie's mở cuộc đấu giá những kiệt tác đồ sứ được làm dưới thời hoàng đế trị vì, diễn ra ngày 21/9.
Chiếc bình ''Trăm con hươu", ước tính 700.000 - 900.000 USD, từng thuộc về William Keswick - người của gia tộc có ảnh hưởng ở Hong Kong. Hoa văn trên bình giống một bức tranh, với thực vật và những con hươu.
Vạn Lịch (Minh Thần Tông Chu Dực Quân), là hoàng đế thứ 14 của triều nhà Minh (1368-1644), trị vì giai đoạn 1572-1620.
Dịp kỷ niệm 450 năm ngày hoàng đế Vạn Lịch lên ngôi, Christie's mở cuộc đấu giá những kiệt tác đồ sứ được làm dưới thời hoàng đế trị vì, diễn ra ngày 21/9.
Chiếc bình ''Trăm con hươu", ước tính 700.000 - 900.000 USD, từng thuộc về William Keswick - người của gia tộc có ảnh hưởng ở Hong Kong. Hoa văn trên bình giống một bức tranh, với thực vật và những con hươu.
Vạn Lịch (Minh Thần Tông Chu Dực Quân), là hoàng đế thứ 14 của triều nhà Minh (1368-1644), trị vì giai đoạn 1572-1620.
Hộp viết hình chữ nhật màu xanh coban, với các cạnh vuông góc 90 độ, ước tính 250.000 - 350.000 USD.
Vào thế kỷ 14, triều đình nhà Minh chọn màu sắc xanh và trắng trong các vật dụng bằng sứ. Đồ gốm sứ thời này phát triển trên cơ sở kế thừa kỹ thuật sản xuất thời Tống - Nguyên và đổi mới rất nhanh trên nhiều phương diện. So với giai đoạn Tống - Nguyên, gốm sứ nhà Minh phong phú, đa dạng hơn về loại hình, loại men và đề tài trang trí.
Hộp viết hình chữ nhật màu xanh coban, với các cạnh vuông góc 90 độ, ước tính 250.000 - 350.000 USD.
Vào thế kỷ 14, triều đình nhà Minh chọn màu sắc xanh và trắng trong các vật dụng bằng sứ. Đồ gốm sứ thời này phát triển trên cơ sở kế thừa kỹ thuật sản xuất thời Tống - Nguyên và đổi mới rất nhanh trên nhiều phương diện. So với giai đoạn Tống - Nguyên, gốm sứ nhà Minh phong phú, đa dạng hơn về loại hình, loại men và đề tài trang trí.
Chiếc hộp rồng hình thỏi màu xanh và trắng quý hiếm, dựa vào hình dạng từ đồ gốm thời Long Khánh. Hộp có tông màu xanh coban đậm, với hình một cặp rồng đang tranh giành một viên ngọc lửa. Hình dạng cong phức tạp là điều khó tìm thấy ở đồ sứ, cho thấy kỹ thuật của các nghệ nhân thời nhà Minh, theo Christie's.
Chiếc hộp rồng hình thỏi màu xanh và trắng quý hiếm, dựa vào hình dạng từ đồ gốm thời Long Khánh. Hộp có tông màu xanh coban đậm, với hình một cặp rồng đang tranh giành một viên ngọc lửa. Hình dạng cong phức tạp là điều khó tìm thấy ở đồ sứ, cho thấy kỹ thuật của các nghệ nhân thời nhà Minh, theo Christie's.
Chiếc cốc có thân màu xanh và trắng, ước tính 300.000 - 500.000 USD. Thân cốc được trang trí chín sinh vật biển, gọi là haishou, lấy cảm hứng từ một văn bản thời nhà Hán (206 trước công nguyên - 220 sau công nguyên).
Chiếc cốc có thân màu xanh và trắng, ước tính 300.000 - 500.000 USD. Thân cốc được trang trí chín sinh vật biển, gọi là haishou, lấy cảm hứng từ một văn bản thời nhà Hán (206 trước công nguyên - 220 sau công nguyên).
Chiếc bát có hình dáng dựa trên phong cách từ thời Thành Hóa, dùng kỹ thuật đấu thái. Kỹ thuật này thực hiện bằng cách kết hợp đồ sứ trắng -xanh dưới men và các trang trí vẽ màu trên men.
Chiếc bát có hình dáng dựa trên phong cách từ thời Thành Hóa, dùng kỹ thuật đấu thái. Kỹ thuật này thực hiện bằng cách kết hợp đồ sứ trắng -xanh dưới men và các trang trí vẽ màu trên men.
Một cặp bình ngũ thái được tráng men màu xanh lam, đỏ sắt, men vàng và xanh lục, với hoa văn là hình rồng đuổi theo những viên ngọc, ước tính 600.000 - 800.000 USD. Theo Christie's, chúng được gọi là những chiếc bình "miệng tỏi", do phần đỉnh có hình dáng giống củ tỏi. Hình dạng này có từ đồ đồng cổ, song vào thời nhà Minh mới phát triển mạnh mẽ.
Ngũ thái là kiểu trang trí đồ sứ Trung Quốc, phổ biến ở thời nhà Minh. Thông thường, nghệ nhân sử dụng màu xanh lam coban dưới men để tạo ra đường viền và một số phần của họa tiết trang trí, phần còn lại được trang trí trên men bằng màu đỏ, xanh lục và vàng.
Một cặp bình ngũ thái được tráng men màu xanh lam, đỏ sắt, men vàng và xanh lục, với hoa văn là hình rồng đuổi theo những viên ngọc, ước tính 600.000 - 800.000 USD. Theo Christie's, chúng được gọi là những chiếc bình "miệng tỏi", do phần đỉnh có hình dáng giống củ tỏi. Hình dạng này có từ đồ đồng cổ, song vào thời nhà Minh mới phát triển mạnh mẽ.
Ngũ thái là kiểu trang trí đồ sứ Trung Quốc, phổ biến ở thời nhà Minh. Thông thường, nghệ nhân sử dụng màu xanh lam coban dưới men để tạo ra đường viền và một số phần của họa tiết trang trí, phần còn lại được trang trí trên men bằng màu đỏ, xanh lục và vàng.
Chiếc bình có điểm nhấn là họa tiết ở phần trung tâm, ước tính 300.000 - 400.000 USD.
Chiếc bình có điểm nhấn là họa tiết ở phần trung tâm, ước tính 300.000 - 400.000 USD.
Phương Linh
Ảnh: Christie's