Con đường Đèo Khánh Lê ra đời rút ngắn khoảng cách từ Nha Trang đến Đà Lạt gần 80km, so với con đường vượt đèo ngoạn mục Ninh Thuận dài 220km trước đây, giờ chỉ còn gần 140km.
Đây cũng được coi là con đường du lịch đầy chất thơ và cảm xúc.Ngoài tên gọi của dân phượt thì người dân Khánh Hòa thì gọi là đèo Khánh Lê. Người dân Lâm Đồng gọi đèo Bi Đoup, theo tên đỉnh núi Bi Đoup cao 2287m của cao nguyên Lang Biang mà con đèo cắt ngang gần đó. Cũng có người gọi là đèo Hòn Giao theo tên dãy núi Hòn Giao nằm ở phía Bắc con đèo.
Mùa thu và mùa đông, sương mù khá dày xuất hiện trên đèo Khánh Lê.Đèo dài 33 km là con đèo dài nhất Việt Nam (con đèo dài thứ hai là đèo Pha Đin 32 km). Đặc biệt Đèo Khánh Lê chỉ có một sườn với sườn phía Khánh Hòa chiếm đại bộ phận chiều dài con đèo và sườn phía Lạc Dương thoai thoải từ độ cao 1700m xuống 1500m. Cung Đèo tựa như một con dốc vĩ đại, cũng chính là sườn đông của Trường Sơn Nam.
Cung Đèo tựa như một con dốc vĩ đại...Đường tỉnh 723 / 652 nối đoạn cuối tỉnh lộ 723 tại huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng với tỉnh lộ 652 tại huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa. Do đó nó cũng là đường nối thẳng biển Nha Trang với cao nguyên Lâm Đồng, nối Quốc lộ 20 trên cao nguyên với Quốc lộ 1A ven biển. Vì vậy cung đường này còn được gọi là "con đường nối biển và hoa".
Đèo Khánh Lê chỉ có một sườn với sườn phía Khánh Hòa chiếm đại bộ phận chiều dài con đèoỞ độ cao trên 1.000m (vùng đỉnh đèo) - nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hòa, là nơi có lượng mưa lớn và nhiều nhất so với Nha Trang và Đà Lạt, đặc biệt là buổi chiều. Thậm chí vào mùa hè, tại Nha Trang và Đà Lạt không có mưa nhưng tại khu vực này vẫn có lượng mưa lớn, bất chấp thời tiết tốt hoặc nắng gắt vào buổi sáng. Vì vậy mỗi khi qua con đèo này vào buổi chiều cần phải trang bị áo mưa cẩn thận để đề phòng. Ngoài ra, vào mùa thu và mùa đông, sương mù khá dày xuất hiện trên đèo Khánh Lê sẽ che khuất tầm nhìn của các phương tiện lưu thông.
Cung đường nối thẳng biển Nha Trang với cao nguyên Lâm Đồng.Nhưng lại là nơi lý tưởng cho những ai đam mê du lịch khám phá; Thiên nhiên kỳ thú và con người nhân hậu, cảm giác hứng thú và sợ hãi khi đi trên con đèo hiểm trở ẩn hiện trong mây, những khao khát được trải nghiệm, được hiểu biết,...Đây cũng được coi là con đường du lịch đầy chất thơ và cảm xúc. Du khách vừa ngẩn ngơ vì vẻ đẹp lẫn lo ngại vì sự cheo leo nguy hiểm bậc nhất của cung đèo này…đã tạo ra sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến nơi này...
Ngắm nhìn vẻ đẹp đầy chất thơ của cung Đèo Khánh Lê:
Nguyễn Hương
Đại tá, NSND Trần Nhượng: “Ấn tượng về một Ninh Thuận của sự khác biệt”