Những tình huống có thể khiến sương đọng trên kính xe ô tô
- Trời mưa hoặc lạnh ở bên ngoài, bên trong cabin tắt điều hoà không khí. Nhiệt độ và độ ẩm bên trong xe sẽ tăng cao do không được hút ẩm bởi hệ thống điều hoà nữa. Bạn có thể thử ngay bằng cách hà hơi thở vào kính ở trong phòng vệ sinh, hoặc tắm nước nóng.
- Khi vừa đậu xe dưới trời mưa không lâu mà người điều khiển quay lại xe nổ máy di chuyển, có thể ngay ban đầu hệ thống điều hoà chưa kịp hút ẩm không khí dẫn đến sẽ có ít nhiều sương đọng lại.
- Xe đậu tại chỗ tắt mắt ở dưới trời mưa và có người ở bên trong xe.
Và có thể sẽ còn ở một số trường hợp cụ thể khác trong quá trình sử dụng thực tế nữa, nhưng nguyên lý cơ bản đến từ sự chênh lệch nhiệt độ và yếu tố độ ẩm không khí sẽ là tác nhận đọng ít hoặc nhiều sương trên kính xe ô tô. Đặc biệt đối với trường hợp không sử dụng điều hoà khi trời lạnh thì rất dễ gặp phải tính huống này.
Vào mùa đông hoặc những ngày mưa lớn với độ ẩm cao, tài xế xe hơi thường xuyên gặp phải tình trạng kính ô tô bị hấp hơi
Cách khắc phục tình trạng kính ô tô bị hấp hơi
Một số bí quyết dưới đây sẽ giúp tài xế khắc phục tình trạng kính, gương xe bị hấp hơi nước một cách hiệu quả.
Hạn chế đặt đồ vật ẩm ướt trong cabinNguyên nhân kính ô tô bị hấp hơi là do hơi nước từ những chiếc áo khoác ướt, ô đi mưa hoặc khăn lau ẩm… đặt trong xe khi bị ánh nắng mặt trời chiếu vào sẽ xảy ra hiện tượng bay hơi. Nếu người dùng không mở cửa xe thì lượng hơi nước này vẫn ở trong khoang cabin và ngưng tụ trên mặt kính. Vì vậy, để làm giảm khả năng hình thành hơi nước trong xe, chủ xe nên hạn chế đặt những đồ vật ẩm ướt trong cabin mà không che chắn, bọc kín.
Cân bằng nhiệt độ trong và ngoài ô tô- Hé kính xuống 10-15cm
Khi hạ cửa kính, không khí được lưu thông dễ dàng hơn, tạo sự cân bằng nhiệt độ bên trong và ngoài xe, làm giảm tình trạng kính ô tô bị hấp hơi. Thao tác này cực kỳ đơn giản, không tiêu tốn nhiên liệu mà lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, tài xế chỉ nên áp dụng trong trường hợp trời mưa nhỏ và thời tiết không quá lạnh.
Chế độ lấy gió tuần hoàn hoặc toàn lấy gió trong chỉ điều hòa lượng không khí có sẵn trong khoang cabin mà không lấy thêm không khí mới từ bên ngoài- Bật chế độ lấy gió ngoài
Chế độ lấy gió tuần hoàn hoặc toàn lấy gió trong chỉ điều hòa lượng không khí có sẵn trong khoang cabin mà không lấy thêm không khí mới từ bên ngoài. Do đó, lượng khí ẩm không thể được thay thế và thoát ra, điều này khiến tình trạng kính ô tô bị hấp hơi nhiều hơn. Chính vì vậy, người lái nên chuyển sang chế độ lấy gió ngoài để giảm tình trạng mờ kính.
Lúc này, quạt gió đóng vai trò hút không khí ngoài trời vào trong cabin đem lại sự cân bằng về nhiệt độ. Tuy nhiên, hiệu quả của biện pháp này không quá cao nếu trên kính chắn gió hoặc kính hậu đã xuất hiện nhiều hơi nước.
Sử dụng máy hút ẩm cho ô tôChủ xe có thể sử dụng máy hút ẩm di động để làm giảm hơi nước, hạn chế tình trạng hấp hơi kính. Khi không khí bị hút vào trong và đi qua giàn lạnh, hơi nước sẽ bị ngưng tụ, một phần không khí còn lại thoát ra phía sau máy.
Sử dụng hệ thống điều hòaSử dụng hệ thống sưởi trên ô tô vào mùa đông làm cho không khí trong xe nóng lên, gia tăng sự chênh lệch nhiệt độ với bên ngoài. Vì thế, chủ xe nên bật điều hòa và chỉnh quạt gió hướng vào kính, giúp khô kính. Lưu ý không nên chọn mức nhiệt quá lạnh khiến nhiệt độ trong cabin thấp hơn ngoài xe quá nhiều, tạo ra hiện tượng kính ô tô bị hấp hơi bên ngoài và bị đọng nước.
Tuy nhiên, để tránh nhiệt độ quá lạnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người ngồi trên xe, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ, bạn chỉ nên chọn mức nhiệt chênh 2-3 độ so với ngoài trời và tắt điều hòa ngay khi tình trạng kính bị đọng nước được khắc phục.
Dùng bọt cạo râu hoặc chất phụ gia chống bám hơi nướcSử dụng bọt cạo râu hoặc chất phụ gia chống bám hơi nước cho vào một chiếc khăn mềm, khô, sạch để lau từng vùng trên kính ô tô. Đợi ít nhất 2 phút, sau đó dùng một chiếc khăn khô khác lau sạch lượng bọt còn lại bám trên kính.
Tình trạng kính ô tô bị hấp hơi thường xuyên xảy ra vào những ngày thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều hoặc mùa đông lạnh. Tuy nhiên, nếu biết cách áp dụng những biện pháp đơn giản, tài xế hoàn toàn có thể di chuyển trong điều kiện khắc nghiệt mà vẫn đảm bảo an toàn tối đa.
Theo http://cartimes.tapchicongthuong.vn/bai-viet/meo-di-xe-may-trong-thoi-tiet-mua-lanh-gia-13666.htm