Thứ năm, 28 tháng 11 năm 2024

24 0C

Hà Nội

Mổ não thức tỉnh cứu cụ ông đột quỵ ba ngày

Thứ ba, 12/09/2023 | 21:56
[G-News24/7] -

Kết quả CT não ghi nhận ổ xuất huyết của ông Trương Văn Doanh khoảng 50-60 ml, nằm sâu 6 cm trong não và lan tỏa ra đến vỏ não.

Ngày 12/9, ThS.BS.CKII Chu Tấn Sĩ, Trưởng Khoa Phẫu Thuật Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết thời gian "vàng" mổ cấp cứu đột quỵ xuất huyết não là 8-24 giờ kể từ khi có dấu hiệu đột quỵ, mổ càng sớm càng tốt. Sau khi xuất huyết khoảng 8 giờ, khối máu tụ sẽ có phản ứng viêm, sinh ra độc tố, làm tổn thương các tế bào não xung quanh, gây phù não. Thể tích não bị thương tổn nhiều hơn so với hình ảnh chụp CT.

Tình thế khẩn cấp, bác sĩ cần giải quyết khối máu tụ càng sớm càng tốt, loại bỏ quá trình viêm để bệnh nhân sớm có cơ hội hồi phục.

Người bệnh lớn tuổi, có nhiều bệnh nền tiểu đường, huyết áp, tim mạch. Theo bác sĩ Tấn Sĩ, nếu mổ theo phương pháp truyền thống, gây mê toàn thân, bệnh nhân dễ lệ thuộc vào máy thở gây mê nội khí quản. Kéo dài vài ngày nằm hồi sức, bệnh nhân còn dễ bị viêm phổi sau mổ. Lượng thuốc mê lớn tồn tại ở gan, thận, cũng ảnh hưởng sức khỏe.

Ê kíp quyết định mổ não thức tỉnh, không gây mê toàn thân (bệnh nhân hoàn toàn ý thức trong suốt quá trình mổ), với sự hỗ trợ của robot trí tuệ nhân tạo AI Modus V Synaptive.

1aa-1462-1694494917.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=7-7U2FQUQM4Dsz_hSRD3HA

Bác sĩ Tấn Sĩ xem khối máu tụ xuất huyết trong não của bệnh nhân trên màn hình định vị thần kinh Neuro-Navigation. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

BS.CKII Lưu Kính Khương, Trưởng khoa Gây mê Hồi sức, cho biết kế hoạch dùng thuốc gây tê cho ông Doanh được tính toán chặt chẽ theo trọng lượng, thể trạng và bệnh tim mạch. Bệnh nhân dễ bị suy hô hấp, ngưng thở, tăng huyết áp, động kinh...

Trong cuộc mổ thực tế, bác sĩ gây tê cục bộ trên vùng da đầu, điều chỉnh thuốc linh hoạt theo thực tế cuộc mổ để kiểm soát đường thở, chống nôn, tránh phù não cho người bệnh.

Khi ê kíp mở màng não, một ít máu tụ trào ra theo áp lực trong sọ. Các bác sĩ hút toàn bộ khối máu tụ khoảng 60 ml, đa số máu tụ là máu đen, đặc với những cục máu đông. Cánh tay robot có khả năng di động linh hoạt, giúp bác sĩ quan sát ở nhiều góc độ khác nhau, hút hết khối máu tụ và cầm máu hiệu quả.

Trong quá trình mổ, bác sĩ có thể nói chuyện với người bệnh để kiểm tra các chức năng thần kinh. Người bệnh hiểu nhưng chỉ ú ớ, nâng được một chân chưa bị liệt lên. Các chỉ số sinh tồn và chức năng của người bệnh được kiểm soát nghiêm ngặt.

Các bác sĩ cầm máu, không đốt điện theo cách truyền thống vì đây là vùng não chức năng, đốt nhiều làm tổn thương mô não, các dây thần kinh và khả năng hồi phục kém.

Sau 30 phút hút hết máu tụ, não bệnh nhân xẹp xuống và mạch máu đập rõ. Sau mổ, bệnh nhân hồi tỉnh, dùng thuốc chống đông sau 24 giờ để hạn chế bệnh nền rung nhĩ, tránh tái đột quỵ.

benh-nhan-6113-1694497023.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=N8LHWWYpHip7_P3cORxBQA

Bác sĩ Tấn Sĩ khám cho bệnh nhân sau mổ một tuần. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Một tuần sau, ông Doanh hồi phục, tỉnh táo, ăn uống, đi lại và nói chuyện được.

Minh Anh

Độc giả gửi câu hỏi bệnh thần kinh tại đây để bác sĩ giải đáp
g-news247