Nằm trong chiến lược phát triển của hệ thống, gần 10 năm qua MB Bình Thuận đã gắn kết phát triển bền vững tại địa phương thông qua hoạt động kinh doanh hiệu quả và tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội trên địa bàn. Ông Phan Đông Triều - Giám đốc MB Bình Thuận vừa có những trao đổi với phóng viên Tạp chí Công Thương ề những nỗ lực của đơn vị trong bám sát định hướng phát triển kinh tế của địa phương để cung cấp các sản phẩm thế mạnh của MB, đồng thời hỗ trợ khách hàng, đựa ra những giải pháp và chính sách linh hoạt lúc thị trường khó khăn để cùng phát triển.
Phóng viên: Ông cho biết những dấu mốc quan trọng sau gần 10 năm xây dựng và phát triển MB Bình Thuận. Các giải pháp của đơn vị để nâng cao hiệu quả hoạt động và hỗ trợ khách hàng đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh trong năm 2023?
Ông Phan Đông Triều: MB Bình Thuận đã hoạt động tại tỉnh Bình Thuận được 9 năm, và chúng tôi luôn xác định nhiệm vụ trọng tâm bám sát định hướng phát triển kinh tế của địa phương. Chúng tôi tập trung thiết kế chương trình, chính sách sản phẩm vào nhóm ngành nghề thế mạnh tại địa phương: thủy hải sản, du lịch, bột mỳ,...và các khách hàng cá nhân tham gia vào chuỗi cung ứng của các khách hàng doanh nghiệp.
Đến hết quý I/2023 dư nợ cho vay của MB Bình Thuận đã vượt mốc 2.500 tỷ đồng (trong đó nợ xấu dưới 0,7%), đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của ngành ngân hàng, và đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Đạt được kết quả khích lệ trên, MB Bình Thuận chân thành cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của cấp chính quyền địa phương, Ngân hàng nhà nước tỉnh Bình Thuận và đặc biệt sự tin yêu của hơn 250.000 khách hàng dành cho MB Bình Thuận chúng tôi.
Với quan điểm kinh doanh phải luôn đồng hành thấu hiểu khách hàng, đựa ra những giải pháp và chính sách lúc thị trường khó khăn để cả hai cùng phát triển. MB Bình Thuận đã triển khai nội dung cơ cấu nợ đối với các khách hàng hoạt động trong ngành nghề bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Covid. Tính đến hết tháng 3/2023 MB Bình Thuận cơ cấu hơn 80 tỷ đồng các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid. Ngoài ra, MB Bình Thuận giảm lãi vay hơn 100 Khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp trong giai đoạn dịch Covid 19.
Phóng viên: Xin ông cho biết các lợi thế cạnh tranh và nỗ lực của MB Bình Thuận trong việc đẩy mạnh chuyển đổi số, triển khai các dịch vụ, tiện ích ngân hàng hiện đại phục vụ khách hàng và gắn kết phát triển bền vững với địa phương?
Ông Phan Đông Triều: Trong những năm gần đây, khi cả hệ thống chính trị tỉnh Bình Thuận thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số sâu rộng từ chính quyền đến người dân, MB Bình Thuận tiên phong đi đầu trong hệ thống ngân hàng về việc đẩy nhanh chuyển dịch số, nâng cao tiện ích và thời gian giao dịch đối với khách hàng. Cụ thể tính đến tháng 03/2023, chúng tôi đưa 2 máy giao dịch nộp tiền tự động tại trụ sở chính và một điểm giao dịch ngân hàng tự động mới trên đường Trần Hưng Đạo (phục 24/7) kể cả ngày lễ và cuối tuần, giúp các khách hàng có thể sử dụng dịch vụ ngoài giờ làm việc, ngày lễ.
Ngoài ra với ứng dụng APP/BIZ Mbbank dành cho cả khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân có thể thực hiện các giao dịch nâng cao và chuyên sâu: đề xuất giải ngân tiền vay theo hạn mức, phát hành bảo lãnh online, thực hiện chi trả lương theo lô cho người lao động, chuyền tiền kiếu hối online, phát hành thẻ, vay mua xe, tiêu dùng … Việc đưa các sản phẩm chuyên sâu lên nền tảng số giúp các khách hàng của MB có thể giao dịch nhanh chóng mọi lúc mọi nơi.
Trong năm 2023, chúng tôi sẽ tập trung phát triển dịch vụ Baas (Bank as a Servive) đến các khách hàng doanh nghiệp giúp gia tăng tiện ích cho các khách hàng, với Baas hệ thống bán hàng, quản lý tài chính khách hàng kết nối vối hệ thống MB, giúp các khách hàng có thể sử dụng phần mềm của mình kiểm tra được các giao dịch, số dư theo thời gian thực, mà không cần phải sử dụng ứng dụng của MB. Ngoài ra đối với nhóm khách hàng cá nhân chúng tôi tập trung phát triển sản phẩm VietQR cho tiểu thương, hộ kinh doanh, đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt tại địa phương
Bên cạnh kinh doanh hiệu quả, MB Bình Thuận còn tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, chúng tôi tâm niệm đó là một phần trách nhiệm của đơn vị đối với địa phương. Hàng năm chúng tôi chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các đơn vị quân đội trú đóng tại địa bàn để tổ chức các chương trình an sinh xã hội đến người dân các xã vùng biên có đời sống khó khăn. Đặc biệt trong giai đoạn dịch Covid 19, MB Bình Thuận đã chung tay đóng góp 200 triệu đồng cho tỉnh để phục vụ công tác chống dịch.
Phóng viên: Để phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập của tỉnh Bình Thuận, thời gian tới MB Bình Thuận đề ra các mục tiêu trọng tâm nào?.
Ông Phan Đông Triều: Như đề cập trên, để tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn, góp phần xây dựng và tạo nên những “chủ thể số” để vận hành nền kinh tế số theo định hướng đề án chuyển đổi số tỉnh nhà, MB Bình Thuận tập trung 2 yếu tố tiên quyết tại MB đó là (1) Công Nghệ; (2) Con Người.
Cơ bản chúng tôi chỉ có thể cung cấp đến khách hàng sản phẩm số thật sự, trải nghiệm khách hàng tốt khi yếu tố công nghệ của chúng tôi phải được đầu tư bải bản, vượt trội.
Yếu tố con người, quá trình chuyển đổi số của khách hàng nói riêng và cả hệ thống chính trị xã hội tại tỉnh nhà cần những con người nhiệt huyết, kiên trì, bền chí,… vì đối tượng khách hàng, đối tượng chủ thể của nền kinh tế số đến từ nhiều vùng khác nhau, kiến thức nền tảng công nghệ cũng khác nhau. Do đó đòi hỏi sự tận tình, chu đáo trong việc hướng dẫn chuyển đổi, và quan trọng nhất vẫn là sử dụng sản phẩm số 1 cách an toàn trong thời đại 4.0.
Đội ngũ chúng tôi ngoài cung cấp sản phẩm dịch vụ số, còn đặt yếu tố tư vấn khách hàng mình sử dụng an toàn nhất. Khi khách hàng, người dân họ yên tâm tin tưởng, họ mới chủ động và mạnh dạn trong việc hưởng ứng và áp dụng các sản phẩm công nghệ vào việc thanh toán, từ đó mới thúc đẩy phát triển kinh tế số.
PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!
Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận theo hướng bền vững Chung Thắng