Thứ bảy, 23 tháng 11 năm 2024

24 0C

Hà Nội

Người Armenia mòn mỏi chờ thân nhân trở về từ Nagorno-Karabakh

Thứ hai, 25/09/2023 | 17:06
[G-News24/7] -

Trong buổi cầu nguyện tại biên giới Armenia - Azerbaijan hôm 21/9, một nhóm đàn ông Armenia tập trung ở trạm kiểm soát trên sườn đồi, hy vọng người thân trở về an toàn từ Nagorno-Karabakh.

Armen Petrosyan, tài xế xe đầu kéo 47 tuổi từng sống ở Nagorno-Karabakh trước cuộc xung đột năm 2020, đang mòn mỏi chờ đợi con trai cả 20 tuổi. Petrosyan từ chối cho biết liệu anh này có chiến đấu cho lực lượng ly khai không.

Người đàn ông tên Hayk cũng đã dành nhiều ngày ở biên giới với hy vọng được thấy bố trở về. Bố của Hayk đến Nagorno-Karabakh làm việc và bị mắc kẹt ở đó sau khi Azerbaijan áp lệnh phong tỏa hồi tháng 12/2022, chặn hành lang Lachin, tuyến đường kết nối khoảng 120.000 người gốc Armenia ở Nagorno-Karabakh với thế giới bên ngoài.

Phóng viên Reuters mô tả rằng sau nhiều giờ chờ đợi ở trạm kiểm soát gần làng Kornidzor của Armenia, họ không thấy cuộc đoàn tụ nào diễn ra, không có người nào trở về từ phía Azerbaijan.

Một số người đàn ông mặc trang phục kiểu quân đội còn mang theo ống nhòm, nhìn về phía bên kia biên giới. Họ tranh cãi với lính biên phòng Armenia vì bị ngăn lại không cho phép đi xa hơn.

2023-09-21T131254Z-1855594824-8418-4695-1695354153.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ooZDTKlcWwbkxwyLJDPcuA

Người Armenia tập trung ở biên giới với Azerbaijan hôm 21/9. Ảnh: Reuters

Azerbaijan ngày 19/9 mở "chiến dịch chống khủng bố" ở vùng ly khai Nagorno-Karabakh, kiểm soát nhiều vị trí chiến lược trong vòng 24 giờ. Nhóm ly khai thân Armenia hôm 20/9 ký thỏa thuận ngừng bắn với quân đội Azerbaijan, chấp nhận buông vũ khí và giải tán lực lượng. Phe ly khai còn chấp thuận đề xuất từ chính quyền Azerbaijan về các cuộc đàm phán nhằm tái hòa nhập khu vực này vào Azerbaijan.

Azerbaijan nhấn mạnh sẽ đảm bảo "lối đi an toàn" cho chiến binh phe ly khai đã hạ vũ khí. Nhiều khả năng nhóm này sẽ đến Armenia.

Người Armenia trước đó cáo buộc các chính sách của Azerbaijan sẽ hướng tới "thanh lọc sắc tộc" ở Nagorno-Karabakh. Người Armenia chủ yếu theo Kito giáo trong khi Azerbaijian là quốc gia có đa số người dân theo Hồi giáo. Tuy nhiên, Azerbaijan bác bỏ điều này và khẳng định muốn quá trình Nagorno-Karabakh tái hòa nhập diễn ra suôn sẻ.

Tại thị trấn Goris của Amernia gần biên giới, người phụ nữ tên Oksana cho biết bà là cư dân Nagorno-Karabakh nhưng vì lệnh phong tỏa của Azerbaijan, bà đã không thể vào khu vực này kể từ tháng 6 trong khi các con vẫn ở đó. Oksana hy vọng các con sẽ bình an.

EN-MP-AZERBAIJAN-ARMENIA-Nagor-4129-9877-1695354153.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=cXivxnd5g0BHPHRd7o61Pg

Vị trí vùng Nagorno-Karabakh. Đồ họa: France 24

Ngọc Ánh (Theo Reuters)

g-news247