Thứ tư, 27 tháng 11 năm 2024

24 0C

Hà Nội

Người đàn ông mặc váy công chúa đi làm

Thứ hai, 11/09/2023 | 08:16
[G-News24/7] -

Mỗi sáng, người đàn ông 36 tuổi đều dành hai tiếng đồng hồ để trang điểm, chăm sóc mái tóc nhuộm hồng trắng dài ngang lưng và cuối cùng là chọn một chiếc váy công chúa Lolita (mẫu váy phồng kết hợp với giày dễ thương hoặc bốt đế cao), trước khi đi làm.

"Tôi thực sự hạnh phúc khi thấy bản thân xinh đẹp trong những chiếc váy xòe", D-Jiang nói.

Giờ đây, với tư cách là chủ tịch câu lạc bộ anime tại công ty riêng, anh luôn khích lệ các nhân viên hãy mặc những thứ mình yêu thích, bất kể giới tính.

A-nh-chu-p-Ma-n-hi-nh-2023-09-3112-7395-1694286376.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=_gYyHtEhsp5vj12OtkdqBw

D-Jiang chụp ảnh selfie trước tấm gương dài trong phòng tắm của công ty cũ năm 2021. Ảnh: Sohu

Niềm đam mê mặc váy của D-Jiang bắt đầu từ năm 2006 khi bản thân và bạn gái đều chung sở thích hóa trang. Tuy nhiên, anh thường mặc trang phục của nữ giới với những chiếc váy công chúa Lolita nhiều màu sắc, hoa văn đáng yêu, trong khi bạn gái lại hứng thú với trang phục nam.

Ban đầu, D-Jiang chỉ mặc váy khi tham gia các lễ hội hóa trang. Nhưng sau loạt biến cố mất người thân, vật nuôi trong năm 2019, anh quyết định mặc váy đi làm vì cảm nhận cuộc sống ngắn ngủi và cần trân trọng mọi khoảnh khắc. Quyết định này được vợ của D-Jiang hoàn toàn ủng hộ. Cô cũng là người dạy cho chồng cách trang điểm phù hợp với từng bộ trang phục.

Hiện tủ quần áo của D-Jiang có hơn 200 bộ váy kiểu Lolita, tổng giá trị khoảng 400.000 nhân dân tệ (1,3 tỷ đồng). Mỗi bộ trang phục đều được người đàn ông 36 tuổi bảo quản cẩn thận, có thống kê chi tiết về kiểu dáng, giá cả và tần suất mặc.

"Tôi tin quần áo không có giới tính. Khi tôi mặc váy không có nghĩa là mặc đồ của phụ nữ. Bản thân chiếc váy chỉ là những bộ trang phục mà bất cứ ai cũng có thể sử dụng", D-Jiang nói.

Bên cạnh đó, việc mặc váy đi làm mỗi ngày cũng giúp cựu lập trình viên hiểu thêm về những bất tiện mà phụ nữ có thể trải qua. Anh cho biết đó có thể là việc bắt gặp những ánh mắt phán xét, lời bàn tán từ xung quanh hoặc sự bất tiện về độ dài váy và cần cảm thông với nữ giới nhiều hơn.

A-nh-chu-p-Ma-n-hi-nh-2023-09-4728-3570-1694286376.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=do2tqIq2-s4hLF9p8NkLbg

D-Jiang, một cựu lập trình viên bắt đầu để tóc dài, mặc váy công chúa mỗi khi đi làm và nhận sự hỗ trợ hết mình từ vợ. Ảnh: QQ.com

Câu chuyện của D-Jiang nhanh chóng được quan tâm và truyền cảm hứng cho nhiều người trên mạng xã hội Trung Quốc.

Một số người dùng mạng để lại bình luận: "Trước khi có quần, mọi người đều mặc váy. Giới tính của quần áo chỉ là quy ước xã hội, không phải điều hiển nhiên và có thể thay đổi"; "Theo đuổi cái đẹp không nên hạn chế giới tính. Vợ anh ấy thật tuyệt vời, đó mới là tình yêu, sự tôn trọng và chấp nhận mọi điều về nhau".

Minh Phương (Theo SCMP)

g-news247