Thứ bảy, 30 tháng 11 năm 2024

24 0C

Hà Nội

Người mẹ khuyết tật phòng bại liệt cho con

Chủ nhật, 17/09/2023 | 15:26
[G-News24/7] -

Người phụ nữ 39 tuổi ở TP HCM, cho biết bệnh bại liệt từng ám ảnh nhiều thế hệ do việc tiếp cận vaccine hạn chế, gây ra nhiều ca tử vong. Năm 1987, chị mắc bại liệt song qua khỏi, chịu di chứng liệt hai chân, một tay. Đột ngột trở thành người khuyết tật, chị có cảm giác bị cô lập vì đi lại bất tiện, bị bạn bè xa lánh và rào cản xã hội hoặc câu hỏi "người khuyết tật thì sao không ở nhà đi?".

Trải qua gần 40 năm khiếm khuyết, chị Hiếu đặt mục tiêu không để con mắc hay chịu di chứng bại liệt giống mình. Quá trình mang thai, cách nửa tháng đến một tháng, chị đi khám định kỳ để chắc chắn em bé không bị ảnh hưởng di chứng bại liệt. Chị thường xuyên kiểm tra sổ tiêm chủng của con để đảm bảo số mũi vaccine cần thiết và đúng lịch. Đến khi con được 4-6 tuổi, chị cho bé tiêm nhắc lại, trong đó có bại liệt.

"Gần 40 năm khiếm khuyết đã khiến tôi kiên định trên hành trình bảo vệ con, không muốn con thiếu mũi tiêm nào. Tôi biết bản thân không thể theo con mãi, cũng không thể nắm tay đưa con đến mọi nơi, nhưng có thể trao cho con chính là hành trang sức khỏe ngay từ bây giờ", chị Hiếu nói.

Chi-Ngoc-Hieu-cung-con-gai-9299-1694772908.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=6G7zLRj8cXO0uUK29Jogdg

Chị Ngọc Hiếu cùng con gái. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Bệnh bại liệt lây truyền qua đường tiêu hóa do virus polio gây ra, thông qua thực phẩm hoặc nước uống chứa mầm bệnh. Triệu chứng bệnh bại liệt thường gặp gồm cứng cổ và lưng, phản xạ bất thường, khó nuốt, khó thở.

Bệnh dễ lây lan, trẻ em có thể nhiễm virus khi sống cùng nhà với người mang mầm bệnh hoặc từ người lành mang virus. Bại liệt có thể lây truyền thành dịch, khiến người mắc tử vong hoặc bị tàn tật vĩnh viễn do liệt vận động tay, chân, biến dạng hông, mắt cá chân và bàn chân...

Ủy ban Xác nhận Thanh toán bại liệt thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương cảnh báo bại liệt trỗi dậy vào tháng 11/2022. Trong đó, Tổ chức này chuyển Việt Nam từ nhóm các quốc gia nguy cơ thấp sang nhóm nâng mức nguy cơ đối với bại liệt; khuyến cáo Việt Nam khôi phục tỷ lệ tiêm ngừa trong đó có vaccine bại liệt, sởi, rubella. Trên thế giới, bệnh tái xuất ở một số quốc gia như Mỹ, Anh, Isarel...

TS.BS. Phan Hữu Phúc, Tổng Thư Ký Hội Nhi Khoa Việt Nam cho biết trẻ 4 đến 6 tuổi dễ rơi vào "khoảng trống miễn dịch" vì kháng thể từ một số mũi tiêm đầu đời sẽ giảm dần theo thời gian. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo gia đình nên tìm hiểu thông tin và chủ động cho trẻ tiêm nhắc bại liệt . Gia đình cũng có thể tiêm ngừa một số vaccine khác để bảo vệ cho con như cúm, viêm não Nhật Bản... Mọi người có thể tham khảo thêm khuyến cáo lịch chủng ngừa cho mọi lứa tuổi tại đây.

Văn Hà

g-news247