Chủ nhật, 24 tháng 11 năm 2024

24 0C

Hà Nội

Phật tử tri ân cha mẹ trong lễ Vu Lan

Thứ ba, 05/09/2023 | 12:46
[G-News24/7] - 2-1693263042.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=cw11kXpn4E89WbrruS_zJQ

Tối 28/8 (13/7 âm lịch), khuôn viên chùa Phước Duyên ở phường Hương Long, TP Huế chật kín phật tử về tham dự lễ Vu Lan do nhà chùa tổ chức. Trong đêm lễ, các phật tử đã cùng nhau tụng kinh Vu Lan báo hiếu, tưởng nhớ công ơn của những đấng sinh thành.

Vu Lan báo hiếu là một trong những nghi lễ quan trọng của những người theo đạo Phật. Lễ được tổ chức vào rằm tháng 7 hàng năm, xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ bằng cách nghe lời Phật dạy.

Rằm tháng 7 có thể nói là tháng đẹp nhất trong năm khi những người con học theo hiếu lễ của Mục Kiền Liên tôn giả hướng về cha mẹ, đánh dấu chư tăng kết thúc 3 tháng an cư tỏa sáng công hạnh.

Tối 28/8 (13/7 âm lịch), khuôn viên chùa Phước Duyên ở phường Hương Long, TP Huế chật kín phật tử về tham dự lễ Vu Lan do nhà chùa tổ chức. Trong đêm lễ, các phật tử đã cùng nhau tụng kinh Vu Lan báo hiếu, tưởng nhớ công ơn của những đấng sinh thành.

Vu Lan báo hiếu là một trong những nghi lễ quan trọng của những người theo đạo Phật. Lễ được tổ chức vào rằm tháng 7 hàng năm, xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ bằng cách nghe lời Phật dạy.

Rằm tháng 7 có thể nói là tháng đẹp nhất trong năm khi những người con học theo hiếu lễ của Mục Kiền Liên tôn giả hướng về cha mẹ, đánh dấu chư tăng kết thúc 3 tháng an cư tỏa sáng công hạnh.

12-1693263056.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=x21-HDJp_-wftKRfo8ZJ-A

Mỗi phật tử cài hoa hồng (màu trắng nếu đã mất cha mẹ, màu hồng nếu cha mẹ còn sống) lên ngực áo để thể hiện tình cảm với đấng sinh thành. Riêng hoa màu vàng được cài lên ngực cho chư tăng khi tham dự lễ Vu Lan, tượng trưng cho sự tiếp nối, mừng ngày hoan hỷ sau ba tháng an cư.

Nghi thức bông hồng cài áo bắt nguồn từ thiền sư Thích Nhất Hạnh. Khoảng 1962, thiền sư xuất bản tùy bút "Bông hồng cài áo", nói về việc ngài được một sinh viên Nhật cài bông hoa cẩm chướng màu trắng vào khuy áo tràng trong ngày mẹ của phương Tây. Thiền sư mất mẹ nên được cài hoa cẩm chướng màu trắng. Từ đó, nghi thức này được phổ biến tại nhiều chùa chiền và trở thành truyền thống của phật tử Việt Nam.

Mỗi phật tử cài hoa hồng (màu trắng nếu đã mất cha mẹ, màu hồng nếu cha mẹ còn sống) lên ngực áo để thể hiện tình cảm với đấng sinh thành. Riêng hoa màu vàng được cài lên ngực cho chư tăng khi tham dự lễ Vu Lan, tượng trưng cho sự tiếp nối, mừng ngày hoan hỷ sau ba tháng an cư.

Nghi thức bông hồng cài áo bắt nguồn từ thiền sư Thích Nhất Hạnh. Khoảng 1962, thiền sư xuất bản tùy bút "Bông hồng cài áo", nói về việc ngài được một sinh viên Nhật cài bông hoa cẩm chướng màu trắng vào khuy áo tràng trong ngày mẹ của phương Tây. Thiền sư mất mẹ nên được cài hoa cẩm chướng màu trắng. Từ đó, nghi thức này được phổ biến tại nhiều chùa chiền và trở thành truyền thống của phật tử Việt Nam.

7-1693263048.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=hXyHVJ9aHKN43xCh5Q_mKw

Trong đêm lễ, các phật tử chắp tay trước cha mẹ bày tỏ lòng biết ơn, công sinh thành dưỡng dục. Nhiều người cũng chuẩn bị món quà nhỏ để tặng cha mẹ.

Trong đêm lễ, các phật tử chắp tay trước cha mẹ bày tỏ lòng biết ơn, công sinh thành dưỡng dục. Nhiều người cũng chuẩn bị món quà nhỏ để tặng cha mẹ.

11-1693263054.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=-VYn5-WJDTtyWb9A5SJUYw

Sau đó, họ ôm ba mẹ mình từ phía sau, nắm chặt đôi bàn tay nhăn nheo trải qua bao sương gió.

Sau đó, họ ôm ba mẹ mình từ phía sau, nắm chặt đôi bàn tay nhăn nheo trải qua bao sương gió.

14-1693263057.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=EUg-0Bvs3EKjtfaSArZvOQ

Hòa thượng Thích Thái Hòa, trụ trì chùa Phước Duyên, giảng giải cho phật tử nghe về nguồn gốc ngày lễ Vu Lan và nghi thức bông hồng cài áo ở Việt Nam.

Hòa thượng khuyên phật tử còn cha mẹ thì hãy luôn trân trọng những giây phút được ở bên không chỉ là ngày Vu Lan mà suốt cả cuộc đời. Hãy trân quý, sống làm sao cho cha mẹ cảm thấy vui vẻ nhất. Những người đã mất cha mẹ thì hãy làm điều lành để có năng lượng chia sẻ đến cha mẹ, có thể lên chùa tụng kinh, niệm Phật cầu siêu cho họ. Hòa thượng mong các phật tử giữ gìn lòng hiếu thảo của người con Phật như Mục Kiền Liên tôn giả.

Hòa thượng Thích Thái Hòa, trụ trì chùa Phước Duyên, giảng giải cho phật tử nghe về nguồn gốc ngày lễ Vu Lan và nghi thức bông hồng cài áo ở Việt Nam.

Hòa thượng khuyên phật tử còn cha mẹ thì hãy luôn trân trọng những giây phút được ở bên không chỉ là ngày Vu Lan mà suốt cả cuộc đời. Hãy trân quý, sống làm sao cho cha mẹ cảm thấy vui vẻ nhất. Những người đã mất cha mẹ thì hãy làm điều lành để có năng lượng chia sẻ đến cha mẹ, có thể lên chùa tụng kinh, niệm Phật cầu siêu cho họ. Hòa thượng mong các phật tử giữ gìn lòng hiếu thảo của người con Phật như Mục Kiền Liên tôn giả.

10-1693263052.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=84XbdMOoOOIkc1NWiC8QpQ

Trên sân khấu, các phật tử cũng tổ chức văn nghệ cúng dường lễ Vu Lan với các tiết mục nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.

Câu chuyện hiếu lễ của Mục Kiền Liên tôn giả hơn 2.500 năm trước cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ bằng cách nghe lời Phật dạy cũng được tái hiện.

Trên sân khấu, các phật tử cũng tổ chức văn nghệ cúng dường lễ Vu Lan với các tiết mục nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.

Câu chuyện hiếu lễ của Mục Kiền Liên tôn giả hơn 2.500 năm trước cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ bằng cách nghe lời Phật dạy cũng được tái hiện.

3_1693263718-1693264211.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=iKQcYIaepGT07Je_dQQKyw

Nghe những lời giảng của quý chư tăng, nhiều phật tử không cầm được nước mắt.

Nghe những lời giảng của quý chư tăng, nhiều phật tử không cầm được nước mắt.

Võ Thạnh

  • Lễ Vu Lan ở ngôi chùa giáp biên giới
  • Phật tử lên chùa dự lễ Vu Lan
g-news247