Sau hai năm ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, năm nay UBND xã La Phù, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội đã tổ chức triển khai Lễ hội rước "ông lợn" long trọng, nặng trên dưới 2 tạ.
Đồng chí Nguyễn Hữu Khoa, Chủ tịch UBND xã La Phù, Trưởng ban Tổ chức Lễ hội xã La Phù đã khai hội truyền thống xã La Phù xuân Quý Mão 2023, chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930- 03/02/2023).
Ngay từ đầu năm 2023, Đảng ủy, chính quyền và nhân dân xã nhà đang nỗ lực triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - văn hóa- xã hội - an ninh quốc phòng. Đây là lễ hội văn hóa có ý nghĩa lịch sử to lớn được tổ chức hàng năm tại Đình làng La Phù, nơi đã được xếp Hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia năm 1988. Đây vinh dự, niềm tự hào và cũng là trách nhiệm của tập thể Đảng ủy, HĐND và UBND xã cũng như toàn thể người dân xã La Phù nhằm phát huy và bảo tồn nét văn hóa cấp Quốc gia.
“La Phù là một làng nghề trù phú, thịnh vượng, người dân đoàn kết. Từ hàng trăm năm nay, người dân nơi đây vẫn giữ được truyền thống lễ hội vừa vui, ý nghĩa và là một trong những hình thức sinh hoạt cộng đồng thú vị, đặc biệt nhất trong các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng; nằm trong Hội truyền thống của xã La Phù năm 2023 là lễ hội rước “ông lợn” là một trong những nét đẹp truyền thống của xã từ bao đời” - Ông Nguyễn Hữu Khoa chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Phan Đích, Trưởng ban khánh tiết lễ hội năm 2023, năm nay xã có 17 “ông” lợn được rước đến đình La Phù từ các thôn, xóm thuộc xã La Phù, tiêu chí để hộ gia đình đăng cai nuôi "ông" lợn và sửa lễ tế là một gia đình thuận hòa, êm ấm, khá giả, không có tang ma, ăn ở phúc đức, con cái phương trưởng trong xóm, thôn.
Chỉ cần nghe cách người dân kính cẩn gọi là "ông" lợn, sẽ thấy phần lễ nghi được coi trọng như thế nào. Gia đình được chọn đăng cai từ 1 năm trước đó sẽ phải đi chọn mua một chú lợn hơn 1 tạ, dáng cao, thon dài, da hồng hào, tai vểnh… để mang về nuôi. "Ông" lợn này sẽ được nuôi rất sạch sẽ, rửa chuồng, tắm hàng ngày. Đến bữa, chủ nhà phải ra tận chuồng cất tiếng mời "ông" ăn. Tuy nhiên, để mỗi xóm, thôn có thể rước được 1 “ông lợn” ra đình thì cần phải chuẩn bị lựa chọn kỹ càng, từ khâu chọn giống lợn, người nuôi và đặc biệt là hộ gia đình được lựa chọn sẽ mổ lợn.
Theo chia sẻ của người dân, thì mỗi “ông” lợn được lựa chọn cần chăm sóc kỹ, trước kia phải mắc màn để tránh bị muỗi đốt gây sần sùi da của lợn khi mổ và rước mất thẩm mỹ, không đạt tiêu chuẩn; sau này hiện đại thì người dân đã sử dụng các thuốc phun chống muỗi đốt và các bệnh khác để chăm sóc lợn.
Các hộ gia đình được phụ trách đăng cai mổ lợn theo phong tục thì cần phải không có bụi trong 3 năm trở lại đây, sau khi mổ xong sẽ phải trang trí sao cho đẹp trước khi mang ra đình tham gia hội tại Đình làng.
Năm nay, với 17 “ông lợn” sẽ được tế lễ Thành Hoàng làng, thực hiện từ lúc 21 giờ đến 1 - 2 giờ sáng. Sau khi tế lễ xong, tới sáng hôm sau, 17 "ông lợn" sẽ được đưa về các thôn, xóm để chia lộc cho người dân.
Đặc biệt, năm nay xã La Phù chủ trương mở thêm các gian hàng trưng bày sản phẩm nghề của làng tại lễ hội Những điệu nhạc được vang lên trong đêm của lễ hội rước “ông lợn” Những lễ vật đi kèm trong lễ hội rước “ông lợn” được các xóm, thôn trang trí đẹp mắt.