Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1039/QĐ-TTg ngày 12/9/2023 công nhận thành phố Yên Bái là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Yên Bái.
Cụ thể, công nhận thành phố Yên Bái là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Yên Bái (phạm vi gồm toàn bộ thành phố Yên Bái hiện hữu, trong đó, khu vực nội thành dự kiến gồm có 9 phường hiện hữu và 3 xã: Giới Phiên, Tân Thịnh và Văn Phú).
Thành phố Yên Bái nằm trên hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, vị trí thuận lợi để kết nối các hoạt động kinh tế với các đô thị nằm trên hành lang Thủ đô Hà Nội, các đô thị cửa khẩu và cảng biển, có tiềm năng lớn trong thu Yên Bái hút đầu tư phát triển công nghiệp, logistics, thương mại dịch vụ đô thị; có cảnh quan thiên nhiên đặc trưng, đa dạng về địa hình, thuận lợi để hình thành một đô thị có bản sắc, tài nguyên du lịch sinh thái và văn hóa phong phú.
Năm 2022, tốc độ tăng trưởng GRDP toàn tỉnh Yên Bái đứng thứ 6/14 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, trong đó, thành phố Yên Bái đóng góp hơn 30%. Mức tăng trưởng kinh tế 3 năm gần nhất của thành phố Yên Bái đạt 10,36%; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt 88,41%; tỷ lệ hộ nghèo giảm dần xuống còn 0,67%; tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung và được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh đạt 98%...
Xem thêm: "Xây dựng huyện Thủy Nguyên thành Thành phố trực thuộc TP. Hải Phòng" trên Tạp chí Công Thương tại đây.
Theo Đề án đề nghị công nhận thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái là đô thị loại II, phạm vi nghiên cứu được xác định trên ranh giới tự nhiên của thành phố Yên Bái là 10.682,51 ha. Phía Bắc giáp huyện Yên Bình; phía Nam giáp huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái và huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ; phía Tây giáp huyện Trấn Yên; phía Đông giáp huyện Yên Bình.
thành phố Yên Bái được xác định là trung tâm tổng hợp cấp vùng kinh tế, tài chính, văn hoá, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, khoa học và công nghệ; trung tâm hành chính cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng liên tỉnh.
Đồng thời là trung tâm chuyên ngành cấp vùng hoặc trung tâm tổng hợp cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hoá, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng liên tỉnh.
Quy mô dân số toàn độ thị 147.172 người (năm 2022), dân số khu vực nội thành, nội thị là 134.425 người.
Mật độ dân số toàn đô thị là 1.459 người/km2 (năm 2022); mật độ dân số khu vực nội thị tính trên diện tích xây dựng đô thị là 8.223 người/km2; mật độ dân số tính trên diện tích tự nhiên khu vực nội thành là 1.914,26 người/km2.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị là 88,41% (năm 2022); tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị là 97,7% (năm 2022).
Nhóm tiêu chuẩn về nhà ở: Diện tích sàn nhà ở bình quân cho khu vực nội thị là 32,1m2/sàn/người. Tỷ lệ nhà kiên cố là 98,98%.
Cũng theo Đề án, nhóm tiêu chuẩn không đạt điểm của thành phố Yên Bái gồm: Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật; nhà tang lễ; công trình xanh; khu chức năng đô thị, khu đô thị mới được quy hoạch, thiết kế theo mô hình xanh, ứng dụng công nghệ cao, thông minh.
Bắc Giang sắp có cụm công nghiệp xanh diện tích 75ha Khánh VyNăm 2001, thị xã Yên Bái (nay là thành phố Yên Bái ) được công nhận là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Yên Bái.
Ngày11/01/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 05/2002/NĐ-CP về thành lập thành phố Yên Bái trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị xã Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
Ngày 04/8/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 87/2008/NĐ-CP về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Trấn Yên để mở rộng thành phố Yên Bái và huyện Yên Bình.
Hiện thành phố Yên Bái có 10.678,13 ha diện tích tự nhiên, 15 đơn vị hành chính.