Diễn đàn Kinh tế TPHCM lần 4 năm 2023: Thúc đẩy tăng trưởng xanh đa lĩnh vực
Đây là công cụ chính sách của EU nhằm đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường châu Âu dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước xuất khẩu.
Theo đó, cơ chế này được chia thành 3 giai đoạn thực hiện: từ tháng 10-2023 đến năm 2025 là giai đoạn chuyển tiếp, doanh nghiệp phải báo cáo về tổng phát thải tích hợp trong hàng hóa theo loại và không chịu phí cho cơ chế điều chỉnh biên giới carbon.
Từ năm 2026-2034, doanh nghiệp phải mua 1 chứng chỉ theo cơ chế điều chỉnh biên giới carbon cho mỗi tấn CO2 tương đương có trong sản phẩm; EU cũng sẽ loại bỏ dần việc phân bổ miễn phí hạn ngạch phát thải khí nhà kính. Đến năm 2034, các doanh nghiệp sẽ phải nộp 100% phí theo cơ chế điều chỉnh biên giới carbon.
Bước đầu, EU sẽ áp dụng cơ chế điều chỉnh biên giới carbon đối với các hàng hóa nhập khẩu có nguy cơ ô nhiễm cao như thép, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hydro.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, với cơ chế này, chi phí sản xuất của ngành thép, nhôm, xi măng của Việt Nam sẽ tăng thêm khoảng 36 tỷ USD mỗi năm khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU.
Không chỉ vậy, những lĩnh vực sản xuất khác như dệt may, da giày, gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ, nông thủy hải sản… cũng được khuyến cáo phải thích ứng với chính sách này trong thời gian tới.
ÁI VÂN