Tiếp nối Chanel, sẽ có các cửa hàng Gucci giới siêu giàu
Câu hỏi thường hay xuất hiện đối với các thương hiệu thời trang cao cấp trên thế giới: Khách hàng mục tiêu mà họ nên đầu tư để củng cố địa vị của mình trong giới xa xỉ? Có lẽ câu trả lời thích hợp nhất là những khách hàng thuộc tầng lớp trung thượng lưu hoặc giới siêu giàu bởi vì đối với họ chi hàng chục nghìn euro trong một buổi chiều không phải là một khoản chi quá lớn.
Thật dễ để đoán ra câu trả lời này – vậy thì nhất định những nhà kinh doanh và chiến lược thuộc hãng Gucci cũng vậy. Trong tháng 2 năm nay, họ đã thông báo về việc mở các cửa hàng Gucci giới siêu giàu dành riêng cho la créme de la créme (hiểu nôm na là những người giàu nhất) trong giới thượng lưu trên thế giới. François-Henri Pinault cho biết: “(Những sản phẩm trong cửa hàng này) không có món gì có giá dưới 40.000 đô la và có lẽ thứ mắc nhất sẽ lên tới 3 triệu đô la cho đồ trang sức cao cấp”.
Các cửa hàng Gucci giới siêu giàu giúp tái định vị thương hiệu
Động thái cửa hàng Gucci giới siêu giàu này được đưa ra như một biện pháp tái định vị thương hiệu nhằm nhanh chóng lấy lại vị thế đã mất trong đại dịch và khôi phục mức doanh số giảm 14% được ghi nhận trong ba tháng cuối năm 2022. Tất nhiên, chiến lược của Gucci cũng xoay quanh bộ sưu tập mới của tân giám đốc sáng tạo vừa được bổ nhiệm. Sabato De Sarno cũng sẽ là người đích thân thiết kế BST mới cho thương hiệu, nhưng vì vị giám đốc sáng tạo này sẽ không tham gia vào bất kì BST nào của hãng cho đến Tháng 9, do đó các bộ sưu tập của ông sẽ không có mặt tại các cửa hàng Gucci cho đến năm 2024. Tuy nhiên điều này không mấy ảnh hưởng đến địa vị của thương hiệu trong thị trường xa xỉ đầy cạnh tranh và khốc liệt.
Họ nhận thấy rằng những khách hàng giàu thuộc tầng lớp giàu có nhất, là phân khúc thị trường quan trọng để không đánh mất lợi thế có được. Một số cửa hàng tư nhân này sẽ được mở trong các cửa hàng đã có từ trước của thương hiệu, trong khi những cửa hàng khác, chẳng hạn như trên Đại lộ Melrose, Gucci sẽ khai trương cửa hàng mới.
Các cửa hàng Gucci giới siêu giàu cũng là một phần trong chiến lược tăng trưởng của hãng sau khi doanh số bán hàng của thương hiệu giảm rõ rệt trong ba tháng cuối năm 2022 khi mà chính phủ Trung Quốc nghiêm khắc trong các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 và điều đó khiến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh đối với ngành thời trang của hãng ở Hoa Kỳ. Do đó, họ cần một kế hoạch mới lạ nhằm mục đích cung cấp trải nghiệm và nâng cao dịch vụ cao cấp hơn cho nhóm khách hàng giàu thuộc tầng lớp thượng lưu của mình với những sản phẩm như quần áo, đồ nội thất và đồ trang sức đắt tiền nhất.
Vào những năm 1970, Aldo Gucci đã khai trương thành công cửa hàng riêng tư đầu tiên ở Beverly Hills và sau đó là các nơi khác như Gucci Galleria, một cửa hàng chỉ dành cho những người thuộc hàng đầu trong nhóm khách hàng trung thành của hãng, những người có thể tiếp cận các bộ sưu tập và sản phẩm đặc biệt rồi được xem chúng trong không gian được tổ chức giống như phòng trưng bày nghệ thuật, giữa các bức tranh và đồ nội thất cổ.
Ý tưởng về các cửa hàng Gucci giới siêu giàu tư nhân như mô hình kinh doanh này đã có từng có trong lịch sử của thương hiệu. Vào những năm 1970, Aldo Gucci đã khai trương thành công cửa hàng riêng tư đầu tiên ở Beverly Hills và sau đó là các nơi khác như Gucci Galleria, một cửa hàng chỉ dành cho những người thuộc hàng đầu trong nhóm khách hàng trung thành của hãng, những người có thể tiếp cận các bộ sưu tập và sản phẩm đặc biệt rồi được xem chúng trong không gian được tổ chức giống như phòng trưng bày nghệ thuật, giữa các bức tranh và đồ nội thất cổ. Có một số yếu tố lí giải tại sao Gucci lại mong muốn nâng cao địa vị của mình trong giới thời trang xa xỉ. Không có gì lạ khi sau khi thế giới phải giãn cách xã hội, các sản phẩm được được thiết kế bởi Alessandro Michele đã ít thành công hơn vì khách hàng đã cảm thấy “chán nản” với các thiết kế của thương hiệu.
Nhưng theo BoF, vấn đề còn lại là những nghi vấn được đặt ra về chiến lược tiếp thị được được tung ra trong những năm đại dịch phức tạp. Chẳng hạn nếu vào năm 2021, Louis Vuitton đầu tư 890 triệu euro vào Marketing (Dior cũng đã đầu tư ở mức độ này), Gucci chỉ bỏ ra 487 triệu. Điều đó đã đưa doanh thu của Vuitton lên hơn 20 tỷ vào năm 2022, một con số chưa từng có trong ngành, nơi Gucci phải lập lại những bản kế hoạch khác để bắt kịp mặc dù khi công bố chiến lược mới của Kering, tập trung vào sản phẩm và biểu tượng của hãng. Cũng như kể từ khi thông báo bổ nhiệm De Sarno, cổ phiếu của thương hiệu mới trở lại ở mức tốt hơn. Không còn nghi ngờ gì nữa, thị trường và khách hàng đang trông đợi với dáng vẻ tự tin nhưng đâu đó lại có chút lo lắng về việc ra mắt Gucci “mới” dưới thời đại De Sarno. Tuy nhiên trong năm nay, họ sẽ cần phải tập trung vào nhóm khách hàng trung thành và tầng lớp siêu giàu của thương hiệu để thông báo với thế giới rằng các BST mới có thể thay đổi nhưng Gucci sẽ luôn là Gucci.
Ngoài việc công bố các cửa hàng Gucci giới siêu giàu mới dành cho khách hàng cao cấp của mình, Gucci cũng đang lên kế hoạch để quảng bá một cuộc triển lãm về tài liệu lưu trữ trong chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới với điểm dừng chân đầu tiên ở Thượng Hải. Bên cạnh đó hãng cũng đang tìm cách nâng cao sự hiện diện của mình trên sàn catwalk với một buổi trình diễn ở Milan trong tháng này (video bên dưới) và một bộ sưu tập du thuyền ở Seoul vào tháng Năm.