Chủ nhật, 24 tháng 11 năm 2024

24 0C

Hà Nội

Tự cứu mình khỏi ngạt khói bằng những vật dụng sẵn có trong nhà

Thứ hai, 18/09/2023 | 09:17
[G-News24/7] -

Một số vật dụng có sẵn trong nhà sẽ giúp bạn tránh ngạt khói, tự cứu lấy bản thân và những người thân yêu trong gia đình mình.

Tránh ngạt khói bằng tấm đệm

Tấm đệm là một trong những vật dụng giúp bạn tránh ngạt khói một cách hữu dụng nhất.

Lấy một tấm nệm dựng lên một góc khoảng 45 độ và bạn chui vào bên trong đó khi xảy ra đám cháy.

Nếu dựng nệm với cửa sổ, bạn sẽ để một khe thoáng phía trên khoảng chừng 30cm để khói có thể trượt qua tấm đệm và bốc lên ra ngoài trời.

Làm thang dây bằng ga trải giường  Tận dụng những chiếc ga trải giường hoặc rèm cửa… miễn là có độ chắc chắn nhất định, bạn nối chúng thành một chiếc dây dài, thòng dây từ tầng của mình xuống khi có cháy. Cách này có thể tận dụng triệt để đối với những gia đình ở tầng thấp. Nhanh chóng làm thang dây, luồn buộc thành sợi chắc chắn sẽ giúp gia đình bạn thoát hiểm, tránh ngạt khói.
Dùng tấm đệm dựng ở cửa sổ để tránh ngạt khói
tránh ngạt khói
Tấp đệm dựng ở ban công để tránh ngạt khói

Nếu dựng nệm với ban công, bạn cần dựng sao cho phần đáy tiếp xúc với sàn và tường rồi chui vào đó tránh ngạt khói.

Nên sử dụng nước tẩm ướt đệm sẽ hạn chế được nhiều khói độc tấn công hơn. Khi tránh được khói độc, bạn đã có 90% cơ hội sống sót.

Tránh ngạt khói bằng khăn tắm

Những chiếc khăn tắm bằng vải cotoon dày vừa rộng và dài sẽ biến thành chiếc chăn chống cháy một cách hữu hiệu. Dùng khăn tắm nhúng cho ướt rồi trùm lên đầu để băng qua đám cháy đến cửa thoát hiểm. Hoặc dùng khăn tắm thấm ướt nước để chèn vào các khe cửa tránh khói xâm nhập vào trong phòng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng những chiếc áo khoác len mùa đông nhúng ướt nước để làm thành những chiếc chăn chống cháy.

ngạt khói
Khăn tắm, vỏ chăn đều la fnhuwngx vật dụng hữu hiệu để tránh ngạt khói

Tránh ngạt khói bằng khăn mặt

Sử dụng một chiếc khăn mặt hoặc một mảnh vải được nhúng ướt rồi đưa lên bịt mũi miệng sẽ giúp bạn tránh ngạt khói vô cùng hiệu quả. Lúc này, chiếc khăn sẽ trở thành chiếc mặt nạ phòng độc, giúp lọc không khí để bạn thở dễ dàng hơn. Ngay khi phát hiện có cháy, các thành viên trong gia đình nên nhanh chóng tìm đến khăn mặt, vải nhúng ướt che kín miệng và mũi để lọc không khí khi hít thở, tránh ngạt khói gây nguy hiểm. Nên có sẵn một chai nước trong mỗi phòng sẽ giúp bạn làm ướt khăn, vải nhanh chóng nhất.

Một số lưu ý khi xảy ra hỏa hoạn

Khói độc đậm đặc và áp suất trong nhà kín sẽ tăng rất nhanh, do đó ngay lập tức phải mở các cửa ở hướng không có cháy để giảm áp suất (không được mở cửa ở hướng có khói cháy tránh khói độc xông vào phòng).

Tuyệt đối không dùng thang máy để thoát hiểm khi biết có sự cố cháy.

Không chạy vào nhà vệ sinh vì nơi đây được xây kín, ít không khí không có lối thoát, lại là nơi khuất, khó phát hiện nên lực lượng chuyên nghiệp khó ứng cứu.

Không nên cố gắng chạy lên lầu, lên trên cao nếu không chắc chắn nơi ấy có thể thoát (vì cửa ra sân thượng, ra ban công thường bị khóa để chống trộm).

ngạt khói
Khi có cháy phải gọi ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC theo số điện thoại 114 để được hỗ trợ.

Nếu đám cháy còn nhỏ, có thể trong một cơn nín thở chạy được ra ngoài thì nín thở chạy ra. Tuyệt đối không được hít vào trong lúc chạy qua đám cháy, vì sẽ gây bỏng đường hô hấp, dễ gây ra tử vong.

Trong một số tình huống cấp thiết, để ngăn đám cháy từ các tầng dưới lan lên tầng trên, mọi người có thể xả nước từ nhà tắm để nước tràn ra sàn nhà và chảy xuống các tầng dưới, khi đó có thể ngăn đám cháy lan lên các tầng trên. Tuy nhiên, khi xả nước trong căn hộ cần lưu ý phải cắt cầu dao tổng để tránh bị điện giật do nước tràn làm chập các thiết bị điện;

Đặc biệt, trong mọi trường hợp khi có cháy nổ xảy ra, phải gọi điện báo ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC theo số điện thoại 114 để được hỗ trợ.

Làm thế nào để tránh bị ngạt khói khi xảy ra cháy nổ? Nguyên Vỵ
g-news247