Dẫn chúng tôi tham quan cơ sở chế biến mật ong của gia đình, ông Cường cho biết, sau một thời gian nuôi, phát hiện các sản phẩm mật ong tồn dư nhiều nước và tạp chất, đây là nguyên nhân khiến mật không bảo quản được lâu, dễ bị lên men và không đảm bảo về an toàn thực phẩm.
Theo ông Trần Việt Cường, năm 2021 cơ sở đầu tư máy lọc mật, 1 máy diệt men khử nấm, phá kết tinh mật ong. Đầu năm 2023, tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ chương trình khuyến công của tỉnh, cơ sở quyết định đầu tư máy hạ thủy phần mật ong trị giá 540 triệu đồng, trong đó, vốn khuyến công địa phương hỗ trợ 270 triệu đồng. Từ đó, tất cả mật ong trước khi đưa ra thị trường đều được cơ sở lọc tạp chất và chế biến thông qua các thiết bị này. Điều đáng nói là sử dụng công nghệ hạ thủy phần giúp rút bớt nước trong mật nên sản phẩm mật ong đặc hơn và bảo quản được khoảng 2 năm. Do đó, khách hàng càng tin tưởng và đặt mua nhiều hơn. Đến nay, hơn 100 doanh nghiệp và hộ kinh doanh trong cả nước đã tìm đến đặt mua sỉ sản phẩm mật ong của anh.
Đầu tháng 8 vừa qua, Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Gia Lai đã tổ chức nghiệm thu đề án: “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến mất ong” của hộ kinh doanh Trần Văn Cường, theo đề án hỗ trợ nguồn kinh phí khuyến công địa phương
Việc hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến mật ong cho hộ kinh doanh Trần Văn Cường đã đúng mục tiêu đề án. Máy móc thiết bị tiến tiến đã thay thế phương pháp thủ công trước đây, qua đó giúp cơ sở sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực sản xuất, chủ động trong sản xuất.
Sản xuất kinh doanh hiệu quả, ông Cường thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ các hộ nuôi ong trong vùng. Từ tháng 4/2023 đến nay, hộ kinh doanh Trần Văn Cường đã hỗ trợ hạ thủy phần mật ong để giảm lượng nước trong mật, giúp nâng cao chất lượng, đặc biệt là đối với mật ong lá keo chứa rất nhiều nước cho nhiều hộ khác.
Theo bà Nguyễn Thị Bích Thu, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, Sở Công Thương Gia Lai, Chương trình khuyến công đã góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và khơi dậy tiềm năng một số ngành nghề, sản phẩm có lợi thế phát triển của tỉnh. Nguồn hỗ trợ kinh phí khuyến công đã phát huy tốt vai trò “vốn mồi”, khuyến khích các cơ sở công nghiệp nông thôn định hướng đầu tư đúng đắn, mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững, giải quyết việc làm ổn định cho lao động nông thôn.
Nhiều doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn đã mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng được thương hiệu. Một số doanh nghiệp, cơ sở có sản phẩm đạt chứng nhận công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh và cấp khu vực, thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng, nhiều sản phẩm có triển vọng xuất khẩu.
Khuyến công Gia Lai: Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công Thanh Thái