Thứ sáu, 29 tháng 11 năm 2024

24 0C

Hà Nội

Vì sao hơi thở nặng mùi?

Thứ năm, 14/09/2023 | 11:26
[G-News24/7] -

Ngoài vệ sinh răng miệng kém, hôi miệng còn có thể do khô miệng, mắc một số bệnh lý. Điều trị các tình trạng này giúp giảm hơi thở nặng mùi.

Nhiễm trùng

Các bệnh nhiễm trùng như viêm họng liên cầu khuẩn, viêm xoang dễ tạo ra mùi hơi thở. Vi khuẩn xâm nhập vào lợi khi viêm nướu răng cũng dẫn đến hôi miệng. Bệnh viêm họng liên cầu khuẩn xảy ra khi vi khuẩn làm viêm các nếp gấp ở amidan, khiến hơi thở của người bệnh khó chịu. Dịch của người bệnh nhiễm trùng xoang có chứa một loại enzyme gây mùi trong khoang mũi.

Cách khắc phục: Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, viêm họng liên cầu khuẩn, viêm nướu cần điều trị bằng kháng sinh. Ngoài dùng kháng sinh khi nhiễm trùng xoang, các biện pháp cải thiện tại nhà như chườm ấm, vệ sinh khoang mũi.

Trào ngược axit dạ dày

Căng thẳng, ăn quá nhanh, dùng đồ uống có ga, nhiều caffeine vào buổi sáng hoặc uống rượu vào ban đêm khiến thực quản giãn ra, cho phép axit hoặc chất trong dạ dày trào ngược lên phía trên. Tình trạng này gây ra chứng ợ nóng, ợ hơi và mùi hôi khó chịu.

Cách khắc phục: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trào ngược, trong đó, điều chỉnh các thói quen ăn uống góp phần khắc phục tình trạng này. Ví dụ, nếu bạn uống rượu thì nên uống trước khi đi ngủ 3-4 giờ, tránh gần giờ lên giường. Ăn hành, tỏi cũng dễ bị trào ngược, nên ăn vào bữa trưa thay vì bữa tối.

co-mui-6880-1694418016-1694603-9546-5297-1694604375.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=-4_ZjKZTUax288ycuS9aXQ

Hơi thở có mùi gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống. Ảnh: Freepik

Sỏi amidan

Amidan có cấu trúc gồm nhiều hốc, nằm giữa đường hô hấp và đường ăn uống nên thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, thức ăn. Thức ăn hoặc mảnh vụn nhỏ có nguy cơ bị mắc kẹt, lắng đọng thành cặn canxi, tạo thành sỏi.

‌Cách khắc phục:‌ Cách để hết hơi thở nặng mùi trong trường hợp này là lấy sỏi amidan ra ngoài. Súc miệng bằng nước muối giúp làm dịu cổ họng, giảm hình thành sỏi amidan. Bạn có thể mua nước muối sinh lý ở nhà thuốc hoặc hòa tan 1/2 thìa cà phê muối trong 240 ml nước ấm và súc miệng khoảng 2-3 lần một ngày.

Khô miệng

Theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ (ADA), nước bọt giúp rửa sạch miệng, loại bỏ các mảnh vụn thức ăn, trung hòa axit. Nếu miệng khô, vi khuẩn gây mùi hôi sẽ sinh sôi nhanh chóng. Tình trạng này có thể do mắc bệnh như tiểu đường hoặc hội chứng Sjögren (một rối loạn tự miễn ảnh hưởng đến tuyến nước bọt). Khô miệng cũng có thể do tác dụng phụ của thuốc.

‌Cách khắc phục:‌ Uống đủ nước, nhai kẹo cao su, sử dụng thuốc xịt để bớt khô miệng.

Sâu răng

Sâu răng khiến vi khuẩn kỵ khí phát triển trên răng và trong miệng, tạo mùi khó chịu. Các triệu chứng bao gồm đau nhức, răng nhạy cảm với đồ ngọt, nóng hoặc lạnh. Trường hợp nghiêm trọng còn hình thành mủ, dẫn đến sưng nướu, sốt cao

‌Cách khắc phục:‌ Nếu nghi ngờ sâu răng, nên hạn chế ăn đồ ngọt, đi khám nha khoa để kiểm tra và xử lý.

Bảo Bảo (Theo Livestrong)

Độc giả đặt câu hỏi bệnh hô hấp tại đây để bác sĩ giải đáp
g-news247